Tìm kiếm: cây-giống

Mong muốn thay đổi tư duy sản xuất và ứng dụng công nghệ cao để nâng cao thu nhập, chị Hồ Thị Viên (29 tuổi, làng Pơ Nang, xã Tú An, thị xã An Khê,tỉnh Gia Lai) đã nảy ra ý tưởng trồng cây cà gai leo-một loại cây dược liệu vốn mọc hoang dại có từ lâu đời tại địa phương-theo hướng hữu cơ để sản xuất trà dược liệu.
Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, năm 2013, anh Thào A Từ, thôn Suối Hồ, xã Sa Pả, huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây actiso và rau trái vụ. Nhờ cần cù, ham học hỏi, đến nay gia đình anh có thu nhập gần 200 triệu đồng mỗi năm. Nhiều năm liên tiếp anh đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi.
Phiêng Ban, bản cao nhất của xã Mường Giàng (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La), ở giữa lưng chừng núi, hầu hết là người Mông sinh sống. Ở đây có một anh chàng trai “dám nghĩ, dám làm”, đưa loài cây quý về trồng dưới tán rừng để làm giàu. Đó là cây sa nhân tím-loài cây ra quả lổn nhổn dưới gốc. Anh chính là Thào A Dia, một nông dân làm kinh tế giỏi.
Cây rau móp vừa là một loại rau sạch, đồng thời là cây dược liệu mọc hoang dã ở các vùng trũng ven sông rạch. Loài rau này được anh Lê Văn Hoàng (sinh năm 1965), ấp An Thới, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) đem xuống ruộng trồng như cấy lúa. Ngày nào anh cũng hái đọt rau dại này bán với giá 40 ngàn đồng mỗi ký.
Ông Nguyễn Văn Tất không chỉ là những người gieo màu xanh cây trái, làm cho vùng đất Ia Piơr trở nên trù phú mà còn là Chủ tịch Hội Nông dân xã năng động, nhiệt tình với công tác Hội và phong trào nông dân… Với hơn 20ha vườn cây ăn trái, điều, cao su...mỗi năm gia đình ông Tất có thu nhập cả tỷ đồng.
Đào tiên vốn là một loại cây không có giá trị về mặt kinh tế, chủ yếu được trồng để làm thuốc. Thế nhưng, qua đôi bàn tay khéo léo của một lão nông ở Hậu Giang, những quả đào tiên truyền thống biến thành những trái đào tiên hồ lô chưng Tết độc đáo với ý nghĩa chưng lấy hên.

End of content

Không có tin nào tiếp theo