Tìm kiếm: công-nghiệp-chế-biến-chế-tạo

Theo Tổng cục Thống kê, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng góp phần khiến hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) tháng 10/2021 ước tăng 6,9% so với tháng trước. Trong 10 tháng năm 2021, IPP tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
DNVN - Sau khi nhiều tỉnh, thành phố tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã từng bước kiểm soát được dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp (DN) đã chuẩn bị mở cửa trở lại để tái hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, việc phải chống chọi với dịch bệnh trong thời gian dài khiến nhiều DN đã “kiệt sức”.
DNVN - Tính đến ngày 20/10, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 23,74 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ. Đóng góp vào kết quả tích cực này là 3 dự án trị giá tỷ USD được cấp chứng nhận đầu tư mới và điều chỉnh.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, sáng 21/10, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2022; Báo cáo về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.
Trình bày báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Chúng ta đã nỗ lực hết sức mình trong điều kiện có thể, tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, vượt qua thách thức, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực.
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV diễn ra tại Hà Nội sáng 20/10, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày Báo cáo kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022. Dưới đây là toàn văn nội dung Báo cáo.
Tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách trước mắt, từ nay tới cuối năm 2021 và trong năm 2022 để thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội.
DNVN - Do tác động của COVID-19, chưa bao giờ chuỗi cung ứng của ngành dệt may và da giày đối mặt với nhiều thách thức lớn như hiện nay. Chuỗi cung ứng lao động hai ngành có nguy cơ đứt gãy khi người lao động (NLĐ) ồ ạt về quê. Việc khan hiếm lao động là bài toán khó với các DN dệt may và da giày khi bước vào giai đoạn phục hồi sản xuất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thiện chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và chiến lược khôi phục và phát triển kinh tế; nghiên cứu sớm có chính sách kích thích kinh tế có hiệu quả, bảo đảm các chỉ số kinh tế vĩ mô phù hợp tình hình.

End of content

Không có tin nào tiếp theo