Tìm kiếm: cồng-chiêng

Tại Hội thảo Liên kết Phát triển Du lịch Xanh nhằm đánh giá tiềm năng, lợi thế của Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế vào cuối tháng 7/2023, nhiều đại biểu có chung quan điểm: Trong thiết kế “Du lịch Xanh - Kết nối và Phát triển,” sản phẩm du lịch vùng sâu trong đất liền của mỗi địa phương cần được nhìn nhận, khai thác hiệu quả.
Dưới mái nhà chung là dãy Trường Sơn hùng vĩ, từ bao đời nay, cộng đồng các dân tộc thiểu số gồm Bru-Vân Kiều, Pa Cô/Tà Ôi, Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong và các dân tộc anh em khác ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng còn giữ nguyên vẹn nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng độc đáo và phong phú.
DNVN – Để động viên mô hình văn hoá cồng chiêng gắn với phát triển du lịch của đồng bào dân tộc Mạ huyện Bảo Lâm, Sở VHTT&DL tỉnh Lâm Đồng tặng 1 bộ chiêng, 30 bộ trang phục truyền thống; Mỹ phẩm Xuân Trang tặng 10 triệu đồng, 10 phần quà cho nữ hội viên và 20 suất học bổng trị giá 20 triệu đồng cho học sinh nghèo.
DNVN - Đà Lạt đánh dấu cột mốc 130 năm hình thành và phát triển bằng danh hiệu Thành phố sáng tạo Âm nhạc của UNESCO. Đây là cơ hội, động lực để nâng cao vị thế của Đà Lạt – Lâm Đồng trong nền công nghiệp văn hóa, để Đà Lạt không chỉ là thiên đường du lịch nghỉ dưỡng mà còn là “thánh đường” nghệ thuật, là trung tâm văn hóa sáng tạo.
DNVN - Tây Nguyên là vùng đất hội tụ nhiều đồng bào dân tộc chung sống nên món ăn ngày Tết rất đa dạng, là nét văn hoá độc đáo mang nhiều yếu tố tập truyền qua nhiều đời. Người ta vẫn thường nói ẩm thực cũng chính là một phần tín ngưỡng của người Tây Nguyên, đặc biệt là ẩm thực ngày Tết.
Có lẽ, cũng vì truyền thuyết chôn sống “thiếu nữ đồng trinh” làm “thần giữ của”, nên gắn liền với khu mộ đá Đống Thếch là những câu chuyện mang đầy màu sắc liêu trai, huyền bí được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

End of content

Không có tin nào tiếp theo