Tìm kiếm: chủ-tịch-hội-nông-dân
Triển khai từ năm 2008, nhờ kiên trì, cần cù, chịu khó, đến nay gia đình anh Lê Thanh Tuấn ở khu phố 2 (thị trấn Hòa Vinh, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) đã gây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ mang và rắn ráo trâu thương phẩm (bán thịt và trứng), mỗi năm cho thu nhập hơn 400 triệu đồng.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, những năm qua, nông dân xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có mô hình nuôi ếch Thái Lan trong bể lót bạt. Với nhiều ưu điểm như: tận dụng được diện tích đất sẵn có, hạn chế mầm bệnh, dễ chăm sóc
Mô hình sản xuất rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao với kinh phí đầu tư gần 11 tỷ đồng triển khai tại huyện Hòa Vang, Đà Nẵng từ nay đến năm 2021.
Đến thời điểm này là cuối vụ nuôi tôm hùm thương phẩm (tôm thịt) 2018 - 2019, người nuôi tôm thịt ở xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn (Bình Định) đang thu hoạch tôm để bán cho thương lái đến từ các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa.
Thuần hóa và nuôi dúi rừng đang là nghề mang lại thu nhập cao cho không ít hộ dân ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Dúi rừng sau khi thuần nuôi không tốn tiền chi phí thức ăn bởi người nuôi chỉ việc chặt tre về cưa thành khúc nhỏ cho chúng ăn, ngoài ra còn cho dúi rừng ăn thêm ngô, thóc.
Phúc bồn tử đen, một loại cây trồng mới vừa được du nhập về Đà Lạt (Lâm Đồng) nhưng đã phát huy được hiệu quả kinh tế rõ nét so với nhiều loại cây trồng khác.
Dựa vào đặc tính của cây gấc lai dễ trồng, không kén đất, đầu ra ổn định, nhiều hộ dân ở huyện Anh Sơn (Nghệ An) tăng cường trồng gấc. Từ mô hình này đã giúp cho nhiều bà con có thêm nguồn thu nhập.
Trồng dâu nuôi tằm đang là hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của người dân Lâm Đồng, trong đó có bà con người K'ho.
Hiện nhiều hộ nông dân ở huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) mở rộng diện tích trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Với 1,3 ha mít Thái lá bàng, mỗi năm gia đình anh Bùi Văn Tuân, ngụ ấp Tân Bình, xã An Thái, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) có doanh thu 400 triệu đồng.
Thời gian qua, mô hình nuôi lươn trong bể bạt trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển mạnh và mang lại thu nhập cao cho nhiều nông dân. Anh Nguyễn Lê Kim Phát (ấp Mỹ Hòa, xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ) là một trong những người thành công với phương pháp nuôi trong bể bạt sử dụng giá thể bằng sợi nilon.
'Từ nhu cầu thực tế, xu hướng chăn nuôi chim bồ câu phát triển mạnh nhờ thị trường tiêu thụ rộng lớn, vả lại nuôi chim bồ câu không quá phức tạp, tôi nảy ý tưởng nuôi đại trà' – anh Phan Minh Hồng, Giám đốc HTX Chăn nuôi và dịch vụ sản xuất Quốc Anh (khu 2, xã Thụy Liễu, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) chia sẻ về cơ duyên khởi nghiệp của mình.
Nhờ mạnh dạn đưa cây dưa hấu xuống ruộng lúa, anh Trần Công Danh ở huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ thu nhập mỗi năm cả tỷ đồng. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh còn là 'bà đỡ' giúp nhiều nông dân khác thoát nghèo.
Dù tuổi cao, sức khỏe hạn chế nhưng ông Trịnh Ngọc Trung (Bến Tre) luôn đi đầu trong các phong trào, góp phần xây dựng quê hương.
Hiện nay chị Hồng đã sản xuất thành công 9 loại sản phẩm, rẻ tiền nhất là nước lau nhà (44.000 đồng/lít), đắt nhất là dầu gội đầu (650.000 đồng/lít) và sản phẩm mới nhất là từ cơm nguội làm thành sữa tắm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo