Tìm kiếm: chất-tạo-nạc
Chợ đêm bán thịt lợn bẩn ở xã Bình Phú (huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội) bắt đầu hoạt động vào lúc 1h sáng, cả một khu kéo dài hàng trăm mét ven đường bày bán thịt lợn đã ôi bốc mùi hôi thối. Nơi đây cũng là đầu mối cung cấp hàng trăm con lợn bẩn cho các lái buôn mang đi nơi khác tiêu thụ mỗi ngày.
“Lượng hoa quả nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay rất nhiều, nếu không được kiểm soát, khi đến tay người tiêu dùng sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm các hoá chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí liên quan đến tính mạng người tiêu dùng”. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Tổ chức và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam bày tỏ quan ngại về chất lượng hoa quả nhập khẩu đối với sức khỏe người tiêu dùng.
Đối với người tiêu dùng, sử dụng thịt tồn dư beta - agonist có thể gây các tổn hại lên hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và bị ung thư,...
Hơn 8 tấn thức ăn chăn nuôi (TACN) có mẫu dương tính với chất cấm (tạo nạc, nở mông, bung đùi) đang bị cơ quan chức năng niêm phong chờ xử lý. Nguy hại hơn, chất này có thể gây ung thư với người dùng thịt bị nhiễm. “Bóng ma” chất cấm có dấu hiệu trở lại sau một thời gian im ắng.
Bên cạnh các yếu tố mang tính chu kỳ, mặt bằng giá hàng hóa những tháng cuối năm nay còn chịu tác động từ sức ép mục tiêu tăng trưởng tín dụng, giá viện phí và giá nước sạch bắt đầu tăng từ tháng 10. Chỉ số giá trong tháng này được dự báo sẽ tăng nhẹ.
Đây là “kê toa” của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhằm chữa tận gốc tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), tại hội nghị giao ban trực tuyến về công tác đảm bảo VSATTP do Chính phủ tổ chức với 63 tỉnh thành, chiều 9-1.
Sử dụng chất tạo nạc trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, Công ty Farmtech Việt Nam, tại Đồng Nai bị cơ quan chức năng xử phạt 40 triệu đồng. Vụ việc tiếp tục được điều tra mở rộng để truy tìm nguồn gốc chất cấm.
Trong tổng số 17.735 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động trong bốn tháng đầu năm, thì ngành bán buôn, bán lẻ chiếm nhiều nhất, với 5.297 đơn vị.
Chính quyền tỉnh Giang Tô – Trung Quốc vừa phát hiện loại chất phụ gia có tên “Vua loài thịt” dùng để chế biến thịt và có tác dụng như thuốc phiện.
Thời gian qua, cơ quan chức năng liên tiếp bắt quả tang các vụ vận chuyển lòng, thịt heo, gà... thối với số lượng lớn. Tình hình vi phạm đã đến mức báo động. Thế nhưng việc xử phạt lại quá nhẹ, không đủ sức răn đe.
Đây là khẳng định của đại diện Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng tại hội thảo có nhiều số liệu khác biệt về tỉ lệ thịt lợn có chất tạo nạc, về cách gọi tên cũng như có nên tẩy chay các loại thịt lợn siêu nạc… diễn ra sáng qua (13/4).
Ngày 11-4, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nói Bộ NN&PTNT không cho phép nhập chất cấm, việc trà trộn chất cấm vào sản phẩm được phép nhập Gold Protein Peptide (SSI) phải làm rõ ở khâu nào. Tuy nhiên, hiện không thể kiểm soát hết việc nhập khẩu, sử dụng chất cấm tạo nạc.
Trong khi các chất Ractopamin (chất tạo nạc) bị Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn cấm thì vẫn được Bộ Y tế đưa vào danh mục sử dụng và có quy định rõ trường hợp sử dụng và hàm lượng.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cho biết, đang đề nghị Bộ Y tế kiểm soát chặt việc nhập khẩu, sử dụng chất Salbutamol trong điều trị, không cho dùng Ractopamine trong thực phẩm
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Cục phó Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi chỉ do một số ít người thực hiện, nhưng tác hại rất lớn: Với mức giảm 10 ngàn đồng/kg thịt lợn người chăn nuôi trên cả nước bị thiệt hại trên 2.100 tỷ đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo