Tìm kiếm: chọn-giống
Anh Trương Chí Thức, ở ấp 1A, xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu là một trong những người thành công với mô hình nuôi lúc nhúc những con rắn ri voi to bự trong bể xi măng. Rắn ri voi to bự được anh Thức bán với giá 500 ngàn đồng/ký.
Để có một Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) trù phú, ông cha ta đã chủ động “thuận thiên” để thích ứng, từ đó lai tạo ra hàng nghìn giống lúa, cây trồng, vật nuôi.
“Đất nước muốn phát triển chắc chắn phải tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ nhưng để đột phá thật thì phải có cơ chế đột phá. Cơ chế đấy là gì?”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt câu hỏi và cho rằng ý kiến đóng góp của các nhà khoa học là vô cùng quan trọng.
Xuất thân từ một gia đình nông nghiệp, ông Hoàng Điền Dưỡng, ở xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, bươn chải ngoài xã hội với nhiều ngành nghề và rồi, ông đã lựa chọn cho mình một hướng phát triển kinh tế bằng việc nuôi gà ác. Gà ác là loài gà mặt đen lông trắng toát.
Từ một thạc sỹ làm giảng viên tại trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa nhưng anh Trương Tiến Hải (ở phường Quảng Thanh, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã từ bỏ công việc mà bao người mơ ước để về quê nuôi ước mơ thuần phục, bảo tồn và phát triển những vật nuôi đặc sản từng "tiến vua" ở Thanh Hóa.
Từ đam mê nuôi bồ câu kiểng, ông Lê Văn Nam (xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã tìm tòi, học hỏi mở rộng thành trại nuôi bồ câu thương phẩm, mỗi năm lời hàng trăm triệu đồng. Trung bình mỗi tháng ông Nam lời 50 triệu đồng từ mô hình nuôi chim bồ câu.
Với ý tưởng cung cấp nguồn thịt lợn sạch cho khách hàng, lão nông Đặng Văn San, dân tộc Dao, thôn Tả Ngảo (xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), đã thành công với trang trại nuôi lợn rừng. Từ nuôi loài lợn lông như chổi xể này, mỗi năm ông San đút túi 150 triệu đồng.
Về xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang những ngày này, người dân đang tất bật thu hoạch vú sữa cho kịp thời vụ. Là người đầu tiên đưa cây vú sữa về trồng, ông Nguyễn Văn Cường, thôn Cửa Sông, xã Hợp Đức đã mở rộng diện tích lên hơn 2 ha vú sữa, sản lượng trung bình khoảng 6 tấn/năm.
Vợ chồng chị Trần Thị Lệ, thị trấn Ea Kar, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) xuống giống 3.000 cây mít Thái siêu sớm, mít Viên Linh ở 6ha đất cằn. Chị Lệ cho biết, nếu canh tác tốt, cây mít có thể cho trái quanh năm. Trái mít thường nặng từ 15 – 25 kg, mỗi cây có thể cho thu hoạch hơn 1 tạ trái/năm và tăng dần theo độ tuổi của cây.
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Năm Căn (Cà Mau) xuất hiện nhiều mô hình làm ăn hiệu quả, không ít nông dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, trong đó có mô hình nuôi tôm tít-loài tôm hung dữ bán với giá trên 1 triệu đồng/ký.
Ông Nguyễn Cao Thỏa, ở Thôn Đoài (xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội) quyết định bỏ vịt chuyển sang nuôi gà Ai Cập siêu trứng trên đệm lót sinh học. Cũng nhờ nuôi loài gà có bộ lông đỏm dáng này mà gia đình ông trở nên khá giả.
Tạo ra loại trà thơm từ các loài hoa quê-đó là cách làm giàu khác người của cô giáo trẻ 9X Lương Thị Diễm Trinh ở TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Trinh đã tận dụng nguồn hoa hồng, qua đậu mắt biếc sẵn có của quê mình để tạo ra một bộ sưu tập trà hoa độc đáo.
Quyết tâm làm giàu tại quê, anh Trần Quang Đức (47 tuổi, ở thôn An Tân, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư nuôi gà siêu đẻ kết hợp với nuôi cá. Với mô hình nuôi gà, nuôi cá này, mỗi năm anh có dư trên 120 triệu đồng.
Ở xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, ai cũng biết gia đình anh Thân Văn Phước với mô hình trang trại tổng hợp cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Học ngành y, nhưng chàng trai trẻ bảnh trai dân tộc Tày Trần Thế Ân (sinh 1991) lại về quê thôn Lúp, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang (Hà Giang) để làm giàu bằng nghề chăn nuôi lợn, gà, cá. Đặc biệt, hiện Trần Thế Ân đang nuôi loài cá đặc sản của miền núi-cá bỗng. Đây là loài cá đặc sản hiếm có và có tuổi thọ tới 50 năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo