Tìm kiếm: cây-giống
Không cam chịu cái đói, cái nghèo, chị Sùng Thị Sua, bản Phiêng Ban (xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) đã đưa gia đình vươn lên thoát nghèo nhờ mô hình trồng sa nhân dưới tán rừng.
Mong muốn thay đổi tư duy sản xuất và ứng dụng công nghệ cao để nâng cao thu nhập, chị Hồ Thị Viên (29 tuổi, làng Pơ Nang, xã Tú An, thị xã An Khê,tỉnh Gia Lai) đã nảy ra ý tưởng trồng cây cà gai leo-một loại cây dược liệu vốn mọc hoang dại có từ lâu đời tại địa phương-theo hướng hữu cơ để sản xuất trà dược liệu.
Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, năm 2013, anh Thào A Từ, thôn Suối Hồ, xã Sa Pả, huyện Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây actiso và rau trái vụ. Nhờ cần cù, ham học hỏi, đến nay gia đình anh có thu nhập gần 200 triệu đồng mỗi năm. Nhiều năm liên tiếp anh đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi.
Phiêng Ban, bản cao nhất của xã Mường Giàng (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La), ở giữa lưng chừng núi, hầu hết là người Mông sinh sống. Ở đây có một anh chàng trai “dám nghĩ, dám làm”, đưa loài cây quý về trồng dưới tán rừng để làm giàu. Đó là cây sa nhân tím-loài cây ra quả lổn nhổn dưới gốc. Anh chính là Thào A Dia, một nông dân làm kinh tế giỏi.
Sau 10 năm chuyển đổi, diện tích cây mãng cầu xiêm tại huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) đã tăng lên gần 1.000ha. Hội ND các cấp trên địa bàn huyện đã góp phần làm nên sự thay đổi này.
Sau nhiều lần trồng tiêu thất bại, ông Nguyễn Văn Lăng (53 tuổi, thôn Ia Só, xã Hbông, huyện Chư Sê) đã mạnh dạn nhập giống chanh tứ quý từ Bình Phước về. Từ đây, ông Lăng bắt đầu nhân giống và triển khai mô hình trồng chanh tại vùng đất đỏ, mang về cho gia đình thu nhập khủng mỗi năm.
Cây rau móp vừa là một loại rau sạch, đồng thời là cây dược liệu mọc hoang dã ở các vùng trũng ven sông rạch. Loài rau này được anh Lê Văn Hoàng (sinh năm 1965), ấp An Thới, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) đem xuống ruộng trồng như cấy lúa. Ngày nào anh cũng hái đọt rau dại này bán với giá 40 ngàn đồng mỗi ký.
Tăng trưởng ngành gỗ năm 2018 hơn 16% nhưng chủ yếu phần tăng trưởng vẫn nằm ở việc xuất khẩu nguyên liệu. Để có một ngành sản xuất vững mạnh cần thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm gỗ nội, ngoại thất.
Ông Nguyễn Văn Tất không chỉ là những người gieo màu xanh cây trái, làm cho vùng đất Ia Piơr trở nên trù phú mà còn là Chủ tịch Hội Nông dân xã năng động, nhiệt tình với công tác Hội và phong trào nông dân… Với hơn 20ha vườn cây ăn trái, điều, cao su...mỗi năm gia đình ông Tất có thu nhập cả tỷ đồng.
Sau khi tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại khá, khác với bạn bè trang lứa tìm cơ hội việc làm ở thành phố, cử nhân kinh tế Vũ Văn Lực quyết định về bản Áng, xã Đông Sang (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), thực hiện hoài bão làm nông nghiệp với nghề trồng dâu tây kết hợp làm du lịch sinh thái.
Cây hoa ngót nghẻo hay móng hổ chứa chất kịch độc khiến người trúng phải đại tiểu tiện ra máu, trụy tim mạch, suy hô hấp và tử vong.
Buồng chuối của gia đình anh Đồng Ngọc Dũng (xã Nghĩa Dõng, TP. Quảng Ngãi) đã có trên 100 nải với chiều dài đo được trên 2m nhưng vẫn tiếp tục kết trái.
Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2019 ngành phấn đấu về diện tích cây ăn quả đạt 1 triệu ha.
Đào tiên vốn là một loại cây không có giá trị về mặt kinh tế, chủ yếu được trồng để làm thuốc. Thế nhưng, qua đôi bàn tay khéo léo của một lão nông ở Hậu Giang, những quả đào tiên truyền thống biến thành những trái đào tiên hồ lô chưng Tết độc đáo với ý nghĩa chưng lấy hên.
Nhờ trồng đào thế để phục vụ nhu cầu chơi hoa trong dịp Tết Nguyên Đán, ông Trần Ngọc Khản,tổ 7, phường Chiềng Sinh (TP.Sơn La, tỉnh Sơn La) đã thu lãi trên 120 triệu đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo