Tìm kiếm: cây-quý
Giữa những triền đồi xanh ngát vườn cây ăn quả, có một khu rừng sưa đỏ rộng chừng 2 ha của lão nông Lèo Văn Châu, sinh năm 1959, ở bản Mòn (xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), khiến bất cứ ai đặt chân tới cũng trầm trồ ngạc nhiên. Khu vườn đã khiến cho mảnh đất thanh vắng trở nên nhộn nhịp người ra vào chiêm ngưỡng, gạ mua.
Chuyện cây sưa cổ ở một ngôi đình nọ của Thủ đô Hà Nội được định giá đến cả trăm tỷ chưa “nguội” thì một ngày gần đây tôi lại được “mục sở thị” thung lũng sưa với cả nghìn cây lớn nhỏ.
Cách đây hơn 10 năm, sau khi mua được cây sanh “ông Bụt” có tuổi đời trên 200 năm, anh Toàn (Phú Thọ) đã mổ một con trâu khao anh em, bạn bè.
Ở thôn Khúc Giản, xã An Tiến, huyện An Lão (TP Hải Phòng) ai cũng biết đến gia đình chị Lương Thị Khanh là gia đình nông dân làm kinh tế giỏi, làm giàu từ trồng vú sữa. Với 20 sào đất trồng vú sữa, mỗi năm gia đình chị Khanh thu lời hàng trăm triệu đồng.
Phiêng Ban, bản cao nhất của xã Mường Giàng (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La), ở giữa lưng chừng núi, hầu hết là người Mông sinh sống. Ở đây có một anh chàng trai “dám nghĩ, dám làm”, đưa loài cây quý về trồng dưới tán rừng để làm giàu. Đó là cây sa nhân tím-loài cây ra quả lổn nhổn dưới gốc. Anh chính là Thào A Dia, một nông dân làm kinh tế giỏi.
Cây cù đề là loài cây mọc dại nhưng thực tế, đây là loài cây quý có tác dụng chữa khá nhiều bệnh trong dân gian. Loài cây này mọc dại ở khắp nơi, từ miền Bắc vào tới Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu và đảo Phú Quốc.
Mường Đán, xã Hạnh Dịch, huyện biên giới Quế Phong (Nghệ An) có từ vài trăm năm trước. Cho đến nay, dù đã có nhiều thay đổi so với xưa kia nhưng ngôi làng này vẫn giữ được những nét đẹp đặc trưng của người Thái cổ.
Dạo một vòng quanh chợ hoa Tây Hồ, dọc đường An Dương Vương, chợ hoa Quảng Bạ, dọc đường Lạc Long Quân (Hà Nội) ta không khỏi ngợp mắt trước hình ảnh những dãy đào Nhật Tân, Quất Tứ Liên hay những cành đào rừng cổ thụ có gốc già tới cả chục năm được xếp kín dọc đường.
Nổi tiếng với việc ghép thành công đến 10 loại quả (thập quả) trên một thân cây đã chục năm nay, cứ đến dịp gần Tết Nguyên đán là vườn cây của ông Lê Đức Giáp (xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội) lại nô nức khách thập phương đến tham quan, đặt hàng….
Nhiều đại gia sẵn sàng xuống tay chi đậm để rinh về loài trà cổ quý hiếm chơi Tết Nguyên đán Kỷ hợi. Giá mỗi gốc trà dao động từ 50-120 triệu đồng, cá biệt gốc trà lựu bát diện 30 năm tuổi chủ nhân kiên quyết không bán dù trả giá bao nhiêu.
Các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đã vào cuộc kiểm tra việc nhiều người dân vùng ven biển từ thành phố Tam Kỳ đến huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đổ xô đi chặt cây dó liệt để bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc, với giá cao ngất ngưởng.
Trà hoa vàng hay kim hoa trà, trà trường thọ là một loại trà đặc biệt quý có ở Việt Nam, được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại trà”, xưa là một trong những loại trà thượng hạng chỉ có những bậc đế vương mới có cơ hội sử dụng.
Khó ai có thể tin được, một phụ nữ Thủ đô chưa từng chân lấm tay bùn lại quyết định từ bỏ công việc “thời thượng” đang “hái ra tiền” và cuộc sống nhàn hạ để vào miền đất Tây Nguyên theo đuổi đam mê sưu tầm và bảo tồn các giống trà hoa vàng quý hiếm.
Sau 8 tháng nghiên cứu và thử nghiệm, TS Nguyễn Thị Thúy Hường đã thành công trong việc tối ưu bộ rễ và xây dựng được quy trình nhân giống, trồng và chăm sóc cây ba kích tím nuôi cấy mô. Đây loại dược liệu quý với nhiều tác dụng như bổ thận âm, bổ thận dương...
Thương vụ chuyển nhượng gốc lan lên đến 6,8 tỉ đồng vừa hoàn tất tại Đà Nẵng đã hé lộ cuộc chơi bạc tỉ của những người mê lan và cả những đồn đoán xung quanh giá trị thật của sản phẩm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo