Tìm kiếm: cơ-chế-giám-sát

Ngày 27/1, Tòa án Nhân dân Tp.HCM đã tuyên phạt Huyền Như mức án chung thân, đồng thời tuyên buộc các bị cáo trong vụ án phải trả lại số tiền đã chiếm đoạt bất chính, trong đó Huỳnh Thị Huyền Như phải trả gần 4.000 tỷ đồng đã chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng và 3 cá nhân.
Ông Đặng Quyết Tiến – Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) nhận định, trong tiến trình đẩy nhanh cổ phần hóa DN nhà nước thời gian tới thì vấn đề quan trọng nhất ở đây là vốn của dân là phải bảo toàn, tức là bán với giá cao nhất theo thị trường, trừ trường hợp là không thể bảo toàn được, tức là bán dưới giá ban đầu đưa ra đối với DN hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ.
“Một điều dễ thấy là các thiết chế hiện nay không đảm bảo một luật chơi công bằng. Nguồn vốn vẫn tiếp tục chuyển dịch tới các DNNN bất chấp kết quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Nếu 5 đến 7 năm nữa, với cấu trúc, thể chế và khuôn khổ giám sát như hiện nay thì tôi ngờ rằng hệ thống tài chính một lần nữa sẽ gặp trục trặc”.
“Một điều dễ thấy là các thiết chế hiện nay không đảm bảo một luật chơi công bằng. Nguồn vốn vẫn tiếp tục chuyển dịch tới các DNNN bất chấp kết quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Nếu 5 đến 7 năm nữa, với cấu trúc, thể chế và khuôn khổ giám sát như hiện nay thì tôi ngờ rằng hệ thống tài chính một lần nữa sẽ gặp trục trặc”.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) cho rằng, Hiệp hội này đang soạn thảo văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và cơ quan chức năng về ý tưởng thành lập công ty quản lý tài sản công. Dự kiến, nội dung đầy đủ của văn bản sẽ được công bố vào đầu tuần tới.
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, một số bước tiến cơ bản trong lộ trình tái cơ cấu kinh tế mà 3 trọng tâm cơ bản là đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng vẫn diễn ra chậm chạp. Việc cần làm ngay lúc này là tập trung đột phá vào hệ thống giá, chuyển hệ thống giá sang thị trường. Đó là cách tái cơ cấu tốt nhất.
Trả lời báo chí về Quyết định 48/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng trong việc góp vốn vào các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, góp vốn để tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, chứ không có chủ trương áp đặt để quốc hữu hóa ngân hàng nhỏ.
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa chính thức được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt được lựa chọn ký kết thỏa thuận khung Dự án tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cho 2 giai đoạn II & III (SMEFP II & III) với Ban quản lý các Dự án tín dụng quốc tế ODA của Ngân hàng Nhà nước.

End of content

Không có tin nào tiếp theo