Tìm kiếm: cơ-giới-hóa

Đại dịch COVID-19 đã và đang khiến nhiều doanh nghiệp (DN) phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động, thậm chí là phải tạm dừng hoạt động. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động, phục hồi sản xuất, kinh doanh, DN buộc phải đầu tư cho khoa học - công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo.
DNVN – Đại diện Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết, tính đến nay, đã xây dựng và phát triển được 786 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, trong đó có 253 chuỗi cung ứng thực phẩm được xác nhận theo tiêu chí của Bộ NN-PTNT. Giai đoạn 2021–2025, Hà Nội sẽ hỗ trợ phát triển, xây dựng 50 chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp.
DNVN - Ở miền Bắc nói chung, và Hà Nội nói riêng, cả triệu tấn rơm bị đốt sau mỗi vụ thu hoạch. Thử một phép tính đơn giản, mỗi cuộn rơm được bán với giá vài nghìn cho ngành chăn nuôi đại gia súc là đã mang lại hàng chục nghìn tỉ đồng. Thế nhưng bài toán xử lý hoặc thu gom rơm rạ lại quá khó mà chỉ mình người nông dân không thể tự giải quyết được.
DNVN - Cuộn rơm là giải pháp được áp dụng phổ biến ở phía Nam. Nhưng ở miền Bắc, giải pháp thu cuốn rơm còn gặp nhiều khó khăn khi diện tích cánh đồng nhỏ, nhiều nơi trũng ướt, thị trường sử dụng rơm rạ bó hẹp. Tuy vậy, vẫn có những doanh nghiệp sẵn sàng “ngược nắng” áp dụng giải pháp này giúp bảo vệ môi trường, tạo sinh kế cho người dân.
DNVN - Để giải quyết câu chuyện “được mùa rớt giá” cho nông sản ở đồng bằng Sông Cửu Long, nhiều chuyên gia nhận định cần đẩy mạnh khâu chế biến để xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhà nước cần hỗ trợ cho HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp để họ góp phần giải quyết đầu ra cho nông sản.
Dịch COVID-19 được xem là "cú hích trăm năm" để doanh nghiệp nhận ra tính ưu việt, yêu cầu cấp bách hơn nữa của quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, thực tế có bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam đã tự đổi mới chính mình, cũng như rào cản nào đang khiến doanh nghiệp phải "chùn bước" khi chuyển đổi số.

End of content

Không có tin nào tiếp theo