Tìm kiếm: dệt-may-việt-nam

Mức thuế Hoa Kỳ công bố áp với hàng hóa Việt Nam 46% từ ngày 9/4 được xem là “không tưởng” trong bất kỳ kịch bản nào từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử. Các doanh nghiệp Việt Nam cần cơ cấu lại các ngành hàng, cải thiện năng lực sản xuất và thích ứng linh hoạt trước những thay đổi nhanh của thế giới.
Căn cứ Đạo luật Quyền hạn khẩn cấp kinh tế quốc tế (IEEPA), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp áp dụng mức thuế 10% đối với tất cả các đối tác thương mại, áp dụng từ ngày 5/4. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng áp dụng các mức thuế đối ứng riêng lẻ đối với 50 quốc gia có thâm hụt thương mại lớn với Hoa Kỳ; trong đó có Việt Nam từ ngày 9/4.
Chính sách thuế mới do Tổng thống Donald Trump công bố đang đặt các DN xuất khẩu VN trước thách thức lớn. Với mức thuế nhập khẩu cơ bản 10%, thuế đối ứng lên tới 46% đối với VN, các ngành đồ gỗ nội thất, dệt may, điện tử, thép, thủy sản, hạt điều… chịu ảnh hưởng nặng nề. Việc duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu của DN Việt trở nên khó khăn hơn.
DNVN - Ngày 2/4 tới, Mỹ sẽ công bố chính sách thuế đối ứng với các đối tác thương mại. Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ bị đưa vào danh sách các nước bị áp thuế đối ứng do vi phạm cả hai tiêu chí của Mỹ. Theo đó, nhiều ngành công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng và tổn thương.
DNVN - Triển lãm quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt Việt Nam là một trong những hoạt động nhằm triển khai chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 với mục tiêu hỗ trợ ngành dệt may tiếp cận công nghệ, xu hướng đang diễn ra trên thế giới, góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể của ngành.
Như một xu thế tất yếu, khi các đối tác nhập khẩu lớn của Việt Nam đang ngày càng chú trọng tới các chỉ số phát triển bền vững ESG (môi trường, xã hội, quản trị DN) và lấy đó làm tiêu chuẩn đầu vào để "sát hạch" những mặt hàng, sản phẩm vốn là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam, đã đặt ra yêu cầu đối với các nhà sản xuất cần có sự chuyển dịch phù hợp.
Trong bối cảnh thị trường thế giới đang hướng tới mục tiêu trung hòa carbon và phát triển bền vững, xuất khẩu xanh không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là điều kiện tiên quyết để duy trì năng lực cạnh tranh và bảo đảm sự phát triển lâu dài của nền kinh tế.
DNVN - Từ ngày 26 – 28/2 tới tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) sẽ diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may và công nghệ Dệt Việt Nam (VIATT 2025). Triển lãm do Bộ Công Thương chủ trì giao Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Tập đoàn Messe Frankfurt (Đức) tổ chức.
DNVN - Hiện nhiều mặt hàng xuất khẩu nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thị trường lớn như châu Âu và Mỹ. Trong khi đó, chuyển đổi xanh ở Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn, nhiều doanh nghiệp Việt vẫy loay hoay thích ứng, thậm chí còn chưa hiểu chuyển đổi xanh là gì.
Đáp ứng nhu cầu lớn của người tiêu dùng lại giúp giảm thiểu nhiều chi phí, kinh doanh trực tuyến đang được cho là phương thức bán hàng phù hợp xu thế hiện nay, đây có thể nói là “mỏ vàng” của dệt may Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp đã thành công đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử để bứt phá.

End of content

Không có tin nào tiếp theo