Tìm kiếm: datc
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, người có nhiều năm theo dõi, nghiên cứu thị trường tài chính ở Mỹ và Việt Nam, có thể để các ngân hàng tự giải quyết nợ xấu hoặc Nhà nước đứng ra làm.
Mấy chục công nhân Công ty Đường 126 thuộc CIENCO1 Bộ Giao thông Vận tải bỗng dưng rơi vào cảnh màn trời chiếu đất sau khi giám đốc của họ cầm cố khu nhà họ ở cho nhà băng.
Nợ xấu vẫn đang là gánh nặng của nền kinh tế. Theo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đến năm 2015, phải xử lý dứt điểm nợ xấu.
Trao đổi với PV báo Tiền Phong, ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng, việc cam kết giữ lãi suất ổn định ở mức 15%/năm là thừa.
Việc thành lập một công ty để xứ lý nợ xấu ngân hàng với chi phí dự kiến lên đến 100.000 tỷ đang gây ra nhiều tranh cãi. Dù chưa có gì cụ thể nhưng chắc chắn nếu một công ty mua bán nợ có vốn 100.000 tỷ đồng chỉ để giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam thì hẳn là một siêu công ty.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, tính đến ngày 30/4/2012, nợ xấu của toàn hệ thống tổ chức tín dụng khoảng 108,6 nghìn tỉ đồng, tăng 28,18 nghìn tỉ đồng (35%) với tốc độ tăng trung bình 8,6%/tháng, cao hơn so với mức tăng bình quân cùng kỳ năm trước.
Số tiền vừa đủ để mua nợ xấu ngân hàng chỉ khoảng 20.000 tỷ đồng, thay vì 100.000 tỷ như đề xuất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Công ty mua bán nợ (DATC) thuộc Bộ Tài chính đã đồng ý hợp tác tái cơ cấu Bianfishco và yêu cầu doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành một số việc cần thiết. Dự kiến ngày 9/5, 4 nhà máy của Bianfishco sẽ hoạt động trở lại.
Được chủ trương của Chính phủ và Bộ Tài chính, chiều 18/4, tại Cần Thơ, Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC – thuộc Bộ tài chính) đã có buổi làm việc với đại diện Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) và các chủ nợ bán cá cho Bianfishco thời gian qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo