Tìm kiếm: dịch-vụ-tư-vấn

Doanh nghiệp thiếu vốn rất cần vay, trong khi ngân hàng có vốn cũng muốn cho vay, nhưng vì sao doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận vốn là câu hỏi thường ngày khó tìm câu trả lời. Điều tưởng như vô lý này lại đang tồn tại khiến các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) dù có cơ hội đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh cũng đành… bó tay! Giải pháp nào để doanh nghiệp và ngân hàng gặp nhau là bài toán đang rất cần lời giải.
Ngày 16/1, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. Tham luận tại Hội nghị, ông Lê Viết Hải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã đề cập đến xuất khẩu dịch vụ xây dựng- lĩnh vực tiềm năng, nhiều cơ hội đối với các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng.
Doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã hội nhập sâu rộng cùng thế giới. Cùng với đó là sự chấp nhận kinh tế thị trường luôn đi liền với cạnh tranh và phá sản. Vấn đề đặt ra phải chỉ ra được mặt mạnh, mặt yếu và những thất bại nào của doanh nghiệp Việt Nam trong công cuộc hội nhập. Tranh chấp kinh tế nói chung và tranh cấp hợp đồng kinh tế nói riêng là đỉnh điểm của những bất cập trong quản trị doanh nghiệp, thể hiện phần nào mặt yếu và những thất bại của doanh nghiệp Việt, nhất là khi cọ sát với doanh nghiệp nước ngoài trong các vụ tranh chấp. Để lý giải phần nào vấn đề này, phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập đã thực hiện cuộc trao đổi với Luật sư Trân Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trọng tài Quốc tế Việt Nam, xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

End of content

Không có tin nào tiếp theo