Tìm kiếm: dự-án-ma
(DNVN) - “Đất nền giá rẻ, pháp lý rõ ràng, gần khu vực đông dân cư, nhiều tiện ích…” đang là chiêu trò được nhiều môi giới bất động sản “bẫy” khách hàng.
Trên địa bàn quận 12 (TP HCM), nhiều đối tượng đã vẽ nên dự án "ảo" để bán đất nền. Những thông tin rao bán không có cơ sở và căn cứ pháp lý gây nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
Vấn đề còn đang yếu của chúng ta hiện nay là việc tổ chức thực hiện quy hoạch và quản lý phát triển đô thị theo được quy hoạch đó. Điều này dẫn đến tình trạng phá vỡ quy hoạch diễn ra khắp nơi. Thực trạng này xảy ra ở tất cả các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng ... các đô thị loại 1 và loại 2.
VKS cho rằng dự án xây nhà ở cao cấp tại quận 2 (TP HCM) không được cấp phép, nhưng hoa hậu quý bà Trương Thị Tuyết Nga vẫn sang nhượng để nhận đặt cọc hàng triệu USD.
Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong năm 2013 đã tăng hơn 20% nhưng cũng mới chỉ đạt khoảng hơn 40 triệu đồng/năm, thế nhưng thị trường BĐS trong nước, đặc biệt là các dự án khu đô thị tại Hà Nội vẫn duy trì với mức giá bình quân từ 20- 60 triệu đồng/m2. Và có lẽ, chính mức giá quá cao lên đến vài tỉ cho một căn hộ đã khiến ước mơ “có một chỗ cắm dùi” trở nên vượt quá tầm với của đại bộ phận người dân.
“Việc tăng giá bán căn hộ trên thị trường chỉ là tăng cục bộ, tập trung ở một vài dự án, thị trường vẫn chưa có quá nhiều khởi sắc…”
"Theo tôi việc thắt chặt này không thể giải quyết triệt để vấn đề vì nó còn liên quan đến nhiều quy định khác. Nó chỉ bảo đảm rằng dự án đó là có thật, không phải là dự án ma. Tuy nhiên, tiến độ như thế nào, chất lượng dự án có đảm bảo không thì chưa thể kiểm soát được. Và chỉ một vài điều kiện này thôi thì vẫn chưa giải quyết được tình trạng bán nhà trên giấy hay chiếm dụng vốn của người mua nhà như một số vụ việc gần đây".
Nhiều ngày nay, hàng chục khách hàng mua căn hộ kéo đến trụ sở Công ty CP đầu tư Minh Việt, chủ đầu tư dự án Tricon Tower tại Bắc An Khánh (H.Hoài Đức, Hà Nội) đòi tiền đã đóng. Song chủ đầu tư dự án là ông Edward Chi, người gốc Trung Quốc mang quốc tịch Mỹ ôm hơn 400 tỉ đồng không rõ đi đâu.
Khi nền kinh tế gặp khó thì phong trào mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) phát triển mạnh là lẽ thường. Tuy nhiên, bên cạnh sự tự nguyện sáp nhập thì cũng có không ít doanh nghiệp (DN) ngậm ngùi chịu cảnh bị thôn tính.
Khởi công, quảng cáo rầm rộ nhưng nay nhiều dự án bất động sản du lịch rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, nhiều dự án không thể triển khai khi chủ đầu tư bế tắc về vốn và đầu ra.
Ngày 16/1, tại Hội nghị triển khai kế hoạch 2013 của Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thẳng thắn nhìn nhận rằng, việc thừa dự án song thiếu công trình hạ tầng, thiếu sản phẩm phù hợp với người có nhu cầu nhà ở, là một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản đóng băng.
Dư luận gần đây liên tiếp đón nhận những thông tin từ thị trường bất động sản liên quan đến việc các chủ đầu tư huy động vốn theo kiểu bán nhà trên giấy. Thực tế, nhiều người dân đã lâm vào cảnh trắng tay, song chẳng biết kêu ai.
Dự án xây dựng Trường quốc tế Unis - Campus được mong đợi là một dự án mang lại nhiều ý nghĩa. Đây cũng là một dự án được chủ đầu tư tuyên bố là trường tư nhân lớn nhất Đông Nam Á.
Mặc dù biết khu chung cư ấy đã được Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh bàn giao cho đơn vị khác thi công nhưng tổng giám đốc Minh vẫn đăng quảng cáo, tìm đối tác đầu tư vào dự án nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hàng chục khách hàng mua dự án Thanh Hà Cienco5 lại vừa phải ngậm “trái đắng” khi nộp hàng chục tỷ đồng để nhận dự án “ma”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo