Tìm kiếm: giao-dịch-BĐS
Dự án Gamuda – công viên Yên Sở, trong báo cáo mới nhất ngày 19.3.2014 của Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ được đánh giá là một trong những dự án có lượng hàng tồn kho nhiều do dự án xa trung tâm, chưa có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ. Điều đáng nói là tuy lượng hàng tồn kho như vậy, nhưng mới đây, dự án này vẫn được UBND TP.Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành tham mưu nghiên cứu quỹ đất BT cho dự án, giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc hướng dẫn chủ đầu tư điều chỉnh quy hoạch công viên,
Vinaconex đã và đang thoái vốn ồ ạt từ nhiều dự án bất động sản. Thực tế này cho thấy, danh mục đầu tư vào lĩnh vực địa ốc trong nhiều năm qua của doanh nghiệp này vừa tham vọng, vừa dàn trải.
“Việc tăng giá của một số dự án gần đây không phải do thông tư 03 mà do nhiều yếu tố. Thứ nhất, những hàng hóa mà người ta đã đặt ra đó là chi phí vốn, chi phí đầu tư quá nhiều. Khi thị trường đã tốt lên, những dự án mà có giá bán đã tới “xương” rồi thì họ cũng phải tăng giá bán lên để bù đắp chi phí”, ông Nguyễn Quốc Khánh, Tổng giám đốc công ty Cổ phần Đầu tư & Phân phối DTJ - Chủ tịch liên minh sàn giao dịch BĐS G5 cho biết.
“Sàn giao dịch bất động sản (BĐS) là kênh chọn lựa của các bên, nhưng không nên bắt buộc. Sàn giao dịch BĐS hoạt động không hiệu quả thì đừng bắt xã hội phải chui qua lỗ kim đó”, ông Nguyễn Văn Đực – Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Thành phố HCM chia sẻ.
Thị trường chung cư Hà Nội đang cạn dần nguồn cung căn hộ sắp đi vào ở, tuy nhiên, với tín hiệu khởi sắc nguồn cung mới từ các dự án chưa triển khai xây dựng sẽ được tung ra.
“Giao dịch ngầm”, “tăng giá ảo” là những phát sinh được nhắc đến xung quanh định chế sàn giao dịch bất động sản (BĐS), tuy nhiên khi dự thảo Luật Kinh doanh BĐS đề xuất bỏ quy định “phải thông qua sàn giao dịch” thì nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, mua bán, giao dịch BĐS qua sàn là tốt nhất, vấn đề là xác định đúng vai trò, không thể trao cho sàn BĐS quá nhiều quyền năng.
Bộ Xây dựng đã bắt tay vào xây dựng Luật Bất động sản (BĐS) sửa đổi với kỳ vọng khắc phục được hàng loạt hạn chế, bất cập của thị trường BĐS, ít nhất cũng giảm thiểu được tình trạng “sốt nóng, sốt lạnh” của thị trường này.
Tính đến hết năm 2013, thị trường BĐS Việt Nam đã tiếp nối thời gian trầm lắng kéo dài hơn 5 năm.
Nhiều thông tin về giao dịch sôi động, tăng giá nhẹ, bán chênh từ đầu năm, song đó chỉ là những biến động nhỏ được lợi dụng tạo sóng, la làng để dọa người mua.
Đã có nhiều tín hiệu lạc quan từ thị trường khi ngay trong những ngày đầu làm việc một số sàn giao dịch BĐS đã những giao dịch thành công.
Tại quận Ba Đình, loại căn hộ chung cư trung cấp tăng nhẹ từ 81% lên 83%, quận Đống Đa tăng từ 75% lên 79%, Hà Đông tăng từ 66% lên 69%, Hoàng Mai tăng từ 71% lên 72%, Long Biên tăng từ 81% lên 82%...
Có 2 việc cần làm cho thị trường BĐS nước ta: một là tăng cung cho khu vực giá rẻ gồm cả nhà ở xã hội nhằm thỏa mãn cầu rất cao của những người lao động có thu nhập thấp; và hai là giải quyết kho BĐS tồn đọng có giá cao và giá trung bình. Bên cạnh 2 việc này còn có một số việc khác cần làm nhằm tái cơ cấu khu vực kinh tế BĐS.
Giảm lãi suất cho vay mua nhà, mở rộng thêm ngân hàng cho vay gói 30.000 tỷ, yêu cầu sửa lại cách tính diện tích chung cư có lợi cho người mua nhà...
“Việc cho phép phân lô bán nền sẽ có tác dụng nếu như trong điều kiện thị trường đang thiếu nền để bán. Nhưng trên thị trường hiện nay đất nền cũng đâu có thiếu, mà thông tư liên tịch này cũng sẽ kèm theo những điều kiện nhất định do đó chúng tôi nghĩ mặc dù có tác động tích cực nhưng cũng không nhiều, vì nguồn cung trên thị trường vẫn còn rất nhiều”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo