Tìm kiếm: giá-thức-ăn-chăn-nuôi
Giá vật tư đầu vào cao ngất ngưởng, dẫn đến giá thành sản xuất tăng cao, trong khi đầu ra nông sản giữa đại dịch COVID-19 đợt 4 vẫn đang cùng cực, giá tụt thê thảm. Tất cả như “mùa vụ đắng” mà các nông hộ phải gánh chịu, và họ trở nên đắn đo như đứng giữa “ngã ba đường” với câu hỏi: Có nên tiếp tục hay dừng lại trong mùa vụ sau.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, những ngày qua, giá lợn hơi trên cả nước liên tục giảm. Tuy nhiên, giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng vẫn đang ở mức cao.
Giá lợn hơi đang ở mức thấp nhất trong 2 năm qua. Theo đại diện Cục Chăn nuôi, sự khôi phục của đàn lợn và hạn chế nhu cầu tiêu dùng là nguyên nhân khiến giá lợn giảm xuống. Đây là việc hết sức bình thường do quy luật cung - cầu.
DNVN - Covid-19 đã làm đứt gãy chuỗi sản xuất toàn cầu, tiếp tục bộc lộ điểm yếu ở khâu nguyên liệu của ngành chăn nuôi trong nước. Trước những biến động lớn của giá thức ăn chăn nuôi trong nước, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi đã đưa ra kiến nghị cần đưa mặt hàng này vào diện bình ổn giá.
Trong thời gian qua, giá lợn hơi rớt mốc 60.000 – 65.000 đồng/kg, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lo lắng vì thua lỗ.
DNVN – Theo thống kê từ đầu năm 2021, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng từ 5-7 lần, mỗi lần 200-300 đồng/kg. Điều này có tác động rất lớn, tiêu cực đến ngành chăn nuôi. Điều chỉnh thuế suất ngô hạt, khô đậu tương, nguyên liệu đầu vào... là những biện pháp Tổng cục Thống kê kiến nghị nhằm đảm bảo duy trì ổn định chuỗi cung ứng nông sản.
DNVN - Nhu cầu thủy sản xuất khẩu của thế giới có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ trong tháng 4-5/2021. Trong quý 1/2021, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản niêm yết báo cáo doanh thu, lợi nhuận suy giảm so với cùng kỳ do tác động của COVID-19 trên thế giới.
DNVN - Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam, Bộ này đang hướng đến việc xây dựng các mô hình chuỗi khép kín với sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể sản xuất... Bộ đánh giá các mô hình chuỗi khép kín này sẽ là giải pháp bền vững để thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong mùa dịch.
Chi phí giá thành bị đội lên từ việc tăng giá các loại phân bón, thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu, cước vận chuyển... đang là bài toán “đau đầu” với ngành hàng nông thuỷ sản khi vẫn chưa tìm được lời giải, vì còn “nặng đầu vào”.
Việc nhập khẩu gạo tấm giá rẻ của Ấn Độ để phục vụ cho chế biến và làm thức ăn chăn nuôi đang có những đánh giá trái chiều. Đặc biệt là khi tình trạng lệch pha dẫn đến phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho chế biến thức ăn chăn nuôi vẫn còn đó.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), quy mô thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam sẽ tăng từ mức 9,124 tỷ USD vào năm 2019 lên 12,27 tỷ USD vào năm 2025, với mức tăng trưởng kép 5,06%/năm.
Dự báo, tới quý 4 năm nay, tổng đàn lợn cả nước sẽ đạt mức tương đương trước khi có dịch tả lợn châu Phi.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch tái đàn cụ thể, tổ chức chăn nuôi lợn theo từng vùng, từng khu vực chăn nuôi (doanh nghiệp, hộ gia đình) với lộ trình cụ thể, thời gian theo từng tháng để sớm đảm bảo nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu trong nước ngay đầu quý III.
Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương thực hiện đồng bộ các giải pháp để sớm đưa giá lợn hơi giảm về mức khoảng 60.000 đồng/kg phấn đấu ngay trong tháng 4, đầu tháng 5 gắn với việc bảo đảm lợi ích hợp lý, hài hòa giữa người sản xuất, khâu lưu thông phân phối và người tiêu dùng.
Cung - cầu mất cân đối khiến giá thịt lợn "neo cao" ở mức quá đáng. Nếu không khắc phục được tình trạng này, chúng ta sẽ mất một góc thị phần của ngành hàng quan trọng trị giá 10 tỷ USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo