Tìm kiếm: giải-ngân-đầu-tư-công

DNVN - Theo TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế, việc điều chỉnh lãi suất không phải là công cụ chính để vực dậy nền kinh tế đang đối mặt nhiều khó khăn. Nền kinh tế có thể được vực dậy hay không là ở các lực lượng kinh tế, trong đó có khả năng chống đỡ khủng hoảng, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
DNVN - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có công điện gửi lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương về việc đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2024. Đồng thời, yêu cầu hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án sử dụng tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 và hoàn thành thu hồi toàn bộ vốn ứng trước theo quy định.
Chính phủ đã quyết tâm từ ban hành các chủ trương đến đốc thúc các khâu triển khai thực hiện. Tinh thần quyết liệt "chỉ bàn làm, không bàn lùi" đã tạo sự chuyển biến trong khâu triển khai thực hiện ở các bộ, ngành địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng tới các mục tiêu đã đặt ra.
DNVN - Báo cáo “Triển vọng kinh tế Việt Nam 2024: Giữ vững vĩ mô, tạo đà hồi phục” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa đưa ra nhận định, kinh tế Việt Nam đã có khởi sắc trong 4 tháng đầu năm. Tuy nhiên, xu thế này chưa thực sự bền vững. Dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 ở mức dưới 6%.
Các dự án hạ tầng giao thông hoàn thiện tại các địa phương thời gian tới sẽ tạo nền tảng, thúc đẩy các hạ tầng khác phát triển, mở ra cơ hội cho các ngành dịch vụ, thương mại, thu hút doanh nghiệp đầu tư, nhất là nhu cầu về nhà ở tăng cao... Đây là những điều kiện để thị trường bất động sản (BĐS) phục hồi nhanh.
Đầu tư công được kỳ vọng là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024. Dự kiến kết quả giải ngân đầu tư sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực nhờ các công trình giao thông trọng điểm đang được đẩy mạnh triển khai. Giải ngân đầu tư công tạo hiệu ứng tích cực lan tỏa tới nhiều ngành nghề, DN; trong đó có các DN vật liệu xây dựng.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết thời gian qua nợ công của Việt Nam được giữ ở mức bền vững, ổn định, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và tổ chức quốc tế đánh giá là bền vững và tạo dư địa để thực hiện các chính sách tài khóa mở rộng, hợp lý khi cần thiết, đặc biệt là trong đợt bùng phát nghiêm trọng dịch COVID-19 vừa qua.
Kinh tế Việt Nam năm 2023 với những nỗ lực “vượt cơn gió ngược” đạt nhiều thành tựu nổi bật. Để phát triển bền vững, cần nhận diện những “điểm sáng”, nắm bắt đúng thực tiễn, kịp thời dự báo các nhân tố, các động lực mới tác động đến nền kinh tế nhằm đưa ra các giải pháp cho năm 2024 và các năm tiếp theo.
DNVN - Khép lại năm 2023, trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua vòng xoáy ngược để đạt được nhiều kết quả quan trọng và khá toàn diện. Nhiều lĩnh vực để lại dấu ấn nổi bật, tạo đà tăng trưởng cho năm 2024.

End of content

Không có tin nào tiếp theo