Tìm kiếm: giống-gà

Đến thăm mô hình kinh tế của chị Trần Thị Trang, ở Bản 5, xã Điện Quan (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), chúng tôi rất ngỡ ngàng trước quy mô trang trại chăn nuôi tổng hợp rộng gần 1 ha của gia đình. Năm 2018, gia đình chị xuất ra thị trường hơn 6.000 con gà Minh Dư, xuất từ 4 đến 5 lứa lợn thịt với số lượng hơn 100 con.
Là một trong những người sớm nhận ra tiềm năng kinh tế của việc nuôi gà đen, anh Cháng A Vàng ở thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã mạnh dạn tiên phong nuôi loài gà đen xì này và bước đầu cho kết quả khá khả quan. Loài gà bản địa của người Mông có đặc điểm kỳ lạ là 2 chân có 9 ngon, chân này 4 ngón thì chân còn lại có 5 ngón.
Xuất thân từ một gia đình nông nghiệp, ông Hoàng Điền Dưỡng, ở xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, bươn chải ngoài xã hội với nhiều ngành nghề và rồi, ông đã lựa chọn cho mình một hướng phát triển kinh tế bằng việc nuôi gà ác. Gà ác là loài gà mặt đen lông trắng toát.
Từ một thạc sỹ làm giảng viên tại trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa nhưng anh Trương Tiến Hải (ở phường Quảng Thanh, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã từ bỏ công việc mà bao người mơ ước để về quê nuôi ước mơ thuần phục, bảo tồn và phát triển những vật nuôi đặc sản từng "tiến vua" ở Thanh Hóa.
Ngay khi còn đang là sinh viên của Trường đại học nông lâm, anh Cao Minh Thi (SN 1994, thôn Thanh Liêm, xã Trung Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) đã theo đuổi giấc mơ về một thương hiệu gà sạch có chỗ đứng vững vàng trên thị trường. Và nhiều năm qua, chàng trai trẻ ấy vẫn luôn nỗ lực để biến giấc mơ thành hiện thực.
Với dáng cao, thon, gọn, gà rừng chỉ nặng tối đa từ 700 - 1.000g. Một điểm khá thú vị là gà rừng có mặt trên của đôi cánh cong và chúng có thể bay như một loài chim... - đó là lời tả của anh Tô Quốc Thịnh, thôn Phước Lợi, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), người bẫy gà rừng và nuôi gà rừng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo