Tìm kiếm: gả-chồng

Trong 54 dân tộc anh em, có lẽ dân tộc Ngái là một trong những dân tộc “nhỏ bé” nhất Việt Nam, với số dân chưa đến 1100 người, cư trú rải rác trên gần 10 tỉnh thành. Nơi đồng bào Ngái quần cư đông nhất là ở Tam Thái (xã Hóa Thượng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên).
Cũng giống như đồng bào Dao đỏ ở nhiều địa phương, đồng bào Dao ở xã Suối Quyền huyện Văn Chấn (Yên Bái) có nhiều lễ nghi quan trọng như lễ Lập tịch, Tết thanh minh; Tết nhảy (là một nghi lễ tạ ơn tổ tiên, Bàn vương). Trong những lễ nghi này đồng bào Dao ở Suối Quyền không thể thiếu điệu múa Chuông. Đây là điệu múa nằm trong khuôn múa thiêng vì có sự xuất hiện của ông Mo và chỉ những người đàn ông mới được múa.
Từ bao đời nay, người M’Nông ở Tây Nguyên vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hoá đặc trưng của dân tộc mình, trong đó có những nghi lễ truyền thống như: lễ cúng voi, lễ mừng lúa mới, lễ cưới hỏi, lễ bỏ mả, lễ trưởng thành.
rước đây trai gái người Cống không có cơ hội để tìm bạn đời là người khác tộc và cũng không ai vượt qua được trở ngại về mặt tâm lý để kết hôn với những thành viên thuộc dân tộc khác đang sinh sống cạnh kề như Thái, Mông, Si La… Theo phong tục Cống, người cùng họ phải cách nhau bảy đời mới được lấy nhau. Ngày nay đã có một số dâu rể là người Thái, Hà Nhì...
Văn hóa Mường là một nền văn hóa đã sớm khẳng định bản sắc riêng, qua lối sống, nếp sống và phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống. Trong đó tục cưới xin của người Mường ở Hòa Bình là một nét văn hóa đặc sắc, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, phát triển gia đình, dòng tộc dân tộc Mường qua hàng nghìn năm lịch sử.
Tục thờ cúng Thổ công là nét sinh hoạt tín ngưỡng của người Nùng. Thổ công là vị thần đất cai quản mảnh đất mà dân bản sinh sống. Khi đến một khu đất mới để lập bản, việc trước tiên của đồng bào Nùng là lập Miếu thờ Thổ công. Việc thờ cúng Thổ công còn mang ý nghĩa tưởng nhớ những người đầu tiên đã có công khai làng, lập bản.

End of content

Không có tin nào tiếp theo