Tìm kiếm: hướng-làm-giàu

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), xã Khâu Tinh (Na Hang, Tuyên Quang) đã lựa chọn rau an toàn trái vụ và cao chanh để tập trung phát triển, tạo hướng đi bền vững giúp người dân thoát nghèo. HTX Dịch vụ nông nghiệp Khâu Tinh được giao nhiệm vụ liên kết với các hộ trong xã phát triển 2 sản phẩm này.
Rời ghế nhà trường phổ thông, chàng thanh niên người dân tộc Mường - Lê Văn Hán, ở xã Quang Hiến, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) chọn cho mình con đường vào công ty chăn nuôi làm việc. Sau nhiều năm lăn lộn với thương trường, anh đã quyết định quay về quê lập nghiệp bằng mô hình chăn nuôi gà dưới đệm lót sinh học.
Toàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 11.288 ha diện tích mặt nước có tiềm năng NTTS, trong đó: Ao hồ nhỏ chuyên nuôi thủy sản 2.010 ha; hồ thủy lợi tận dụng nuôi thủy sản 776 ha; hồ sinh thái Na Hang 8.446 ha, nuôi cá ruộng 56 ha. Đây là điều kiện thích hợp để phát triển nuôi các loài cá đặc sản...
Với mong muốn làm giàu chính đáng, hỗ trợ nhau về khoa học kỹ thuật và tìm đầu ra sản phẩm, một số HTX ở huyện Chư Pưh, Gia Lai đã được thành lập. Đa số các HTX này đều do những người trẻ làm chủ và trở thành động lực cho thanh niên địa phương lập thân lập nghiệp.
Chán với việc trồng rau nhiều khi bán đổ bán tháo, ế xứng ế xỉa, ông Nguyễn Văn Thực, xóm 8, xã Nga An, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) bèn tìm tòi, hỏi hỏi và trồng măng tây-loại rau được mệnh danh là rau Hoàng Đế. Nhờ chuyển sang trồng măng tây mà ông Nguyễn Văn Thực có nguồn nhu nhập hàng chục triệu đồng/tháng.
Bám sát xu hướng thị trường, mạnh dạn đầu tư mở rộng chăn nuôi, mô hình nuôi chim cút đã mang lại thu nhập cao cho hộ gia đình anh Hạ Văn Nam ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Từ nuôi hàng vạn con chim cút, mỗi năm gia đình anh Nam thu về hơn 2 tỷ đồng, tạo hướng làm giàu ở noongg thôn.

End of content

Không có tin nào tiếp theo