Tìm kiếm: hướng-làm-giàu
Đang làm ở nước ngoài với mức lương khá cao nhưng anh Nguyễn Đình Thanh (Gia Lai) vẫn bỏ về để xây dựng ước mơ làm nông trại dưa lưới và điều này đã giúp anh thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.
Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), xã Khâu Tinh (Na Hang, Tuyên Quang) đã lựa chọn rau an toàn trái vụ và cao chanh để tập trung phát triển, tạo hướng đi bền vững giúp người dân thoát nghèo. HTX Dịch vụ nông nghiệp Khâu Tinh được giao nhiệm vụ liên kết với các hộ trong xã phát triển 2 sản phẩm này.
Từ việc làm mô hình trang trại ao cá, chăn nuôi nhưng có thời điểm dịch bệnh, gia đình thất thu, nợ nần chồng chất. Gia đình anh Lê Xuân Minh và chị Lê Thị Nước đã chuyển đổi sang trồng cây dược liệu, chủ yếu là cà gai leo và kim ngân, bước đầu cho thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.
Trong khi nhiều ngành nghề đang điêu đứng vì đại dịch, ở làng quê xứ Nghệ một nông dân đang phát triển mô hình nuôi đà điểu, hứa hẹn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Sau hơn 1 năm triển khai, dự án "Nuôi cua đồng thương phẩm” thí điểm tại xã Xuân Liên (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đã mang lại hiệu quả, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân ở các vùng nông thôn trên địa bàn Hà Tĩnh.
Từ hai bàn tay trắng, với ý chí, khao khát làm giàu, chàng trai trẻ Vũ Chí Linh, thôn Bình Sơn Tây, xã Bình Dương (Đông Triều) đã vươn lên làm giàu bằng nghề nuôi thỏ.
Rời ghế nhà trường phổ thông, chàng thanh niên người dân tộc Mường - Lê Văn Hán, ở xã Quang Hiến, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) chọn cho mình con đường vào công ty chăn nuôi làm việc. Sau nhiều năm lăn lộn với thương trường, anh đã quyết định quay về quê lập nghiệp bằng mô hình chăn nuôi gà dưới đệm lót sinh học.
Toàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 11.288 ha diện tích mặt nước có tiềm năng NTTS, trong đó: Ao hồ nhỏ chuyên nuôi thủy sản 2.010 ha; hồ thủy lợi tận dụng nuôi thủy sản 776 ha; hồ sinh thái Na Hang 8.446 ha, nuôi cá ruộng 56 ha. Đây là điều kiện thích hợp để phát triển nuôi các loài cá đặc sản...
Là người đi đầu trong phong trào khởi nghiệp với ba ba ở huyện Sông Mã (Sơn La), anh Lê Trọng Khánh – Giám đốc HTX Hương Son đã tự mày mò tìm hiểu, rồi mạnh dạn nuôi thả ngay trong vườn ao nhà mình.
Với mong muốn làm giàu chính đáng, hỗ trợ nhau về khoa học kỹ thuật và tìm đầu ra sản phẩm, một số HTX ở huyện Chư Pưh, Gia Lai đã được thành lập. Đa số các HTX này đều do những người trẻ làm chủ và trở thành động lực cho thanh niên địa phương lập thân lập nghiệp.
Anh Bùi Văn Phương ở thôn An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ chỉ với 0,3ha nhà kính (nhà màng, nhà lưới) nhưng năm nào cũng thu được ngót 1 tỷ đồng từ trồng các loại dưa vàng, dưa lưới.
Với ý chí quyết tâm bắt bãi sình lầy đẻ ra tiền, chàng kỹ sư Nguyễn Cao Cầu (24 tuổi) ở thôn Phú Hạ, xã Khánh An, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) đã xây dựng thành công mô hình nuôi trai lấy ngọc. Bước đầu mô hình nuôi trai trong đầm lầy lấy ngọc của chàng kỹ sư trẻ này cho thu nhập gần 1 tỷ đồng/ năm.
Chán với việc trồng rau nhiều khi bán đổ bán tháo, ế xứng ế xỉa, ông Nguyễn Văn Thực, xóm 8, xã Nga An, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) bèn tìm tòi, hỏi hỏi và trồng măng tây-loại rau được mệnh danh là rau Hoàng Đế. Nhờ chuyển sang trồng măng tây mà ông Nguyễn Văn Thực có nguồn nhu nhập hàng chục triệu đồng/tháng.
Bám sát xu hướng thị trường, mạnh dạn đầu tư mở rộng chăn nuôi, mô hình nuôi chim cút đã mang lại thu nhập cao cho hộ gia đình anh Hạ Văn Nam ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Từ nuôi hàng vạn con chim cút, mỗi năm gia đình anh Nam thu về hơn 2 tỷ đồng, tạo hướng làm giàu ở noongg thôn.
Lần đầu tiên tỉnh Tuyên Quang công bố nhãn hiệu tập thể “Trâu ngố Tuyên Quang”. Đây là điều kiện đảm bảo giá trị sản phẩm trâu Tuyên Quang được nâng cao, mở rộng thị trường và tăng sản lượng tiêu thụ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo