Tìm kiếm: hội-nông-dân
“Thương lái lùng sục cả ngày lẫn đêm, mua cả dê lớn lẫn dê bé, đặc biệt dê càng nhỏ thì giá càng cao. Vài năm gần đây, giá dê hơi có nhiều biến động thất thường, tuy nhiên, mức giá cao nhất cũng chỉ khoảng 90-100 ngàn đồng/kg. Kinh nghiệm 10 năm trồng tiêu kết hợp nuôi dê chưa năm nào tôi thấy giá dê hơi tăng kỷ lục như năm nay” - ông Vi Văn Thân
Nơi núi rừng Trà Linh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam), cây sâm Ngọc Linh đã giúp một số người trở thành tỷ phú và cũng là sinh kế để nhiều người dân thoát nghèo bền vững.
Đến thăm mô hình chăn nuôi thỏ của gia đình anh Trần Ngọc Dư ở thôn Trại Phong, xã Bảo Thuận, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi được tận mắt chứng kiến đàn thỏ khỏe mạnh với đủ loại màu sắc và kích cỡ. Đặc biệt, loại lá anh Dư hay cho thỏ ăn là lá vông vốn là 1 loài cây mọc hoang dại.
Cơ quan điều tra xác định, một nguyên cán bộ của Ban tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình đã lừa chạy việc cho 30 người với tổng số tiền trên 7,5 tỷ đồng.
Những năm qua, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả trên đất dốc sang trồng cây ăn quả như xoài, cam, bưởi có giá trị kinh tế cao, nhiều hộ nông dân ở xã Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Và một trong số đó là gia đình ông Trần Ngọc Thắng ở tiểu khu Nà Sản.
Bên cạnh canh tác lúa, rau màu, nuôi cá, nhiều hộ dân ấp Thạnh Phú 2, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) đã thử sức “vỗ béo” lươn đồng. Tận dụng chừng 20m2-30m2 đất ít ỏi xung quanh nhà, người nuôi đã có thể kiếm vài chục triệu đồng/đợt nuôi.
Lê Văn Hạnh, 64 tuổi, ngụ ấp 4, xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng là người tiên phong ở địa phương nuôi heo rừng thả bán hoang dã. Từ mô hình nuôi heo rừng, bình quân mỗi tháng ông Hạnh có nguồn thu hơn 30 triệu đồng. Đàn heo rừng của ông Hạnh rất thích ăn những trái xoài hư, chín rụng.
Trong thời gian giữ chức phó một phòng thuộc Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình, ông Tuyển đã lừa xin việc cho hàng chục trường hợp và nhận từ các nạn nhân tổng số tiền gần 2 tỉ đồng.
Dù lợi nhuận từ trồng cây dưa chuột không cao như nhiều loại cây trái khác, nhưng đối với gia đình bà Nguyễn Thị Huyền, bản Tự Nhiên (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) lại là cây trồng mang lại thu nhập tốt và dễ bán.
Chỉ với 8 sào (8.000m2) nha đam, đợt thu hoạch vừa rồi ông Dũng lời đến 80 triệu đồng sau khi trừ hết chi phí. Với giống nha đam, 1 năm ông Dũng có thể thu hoạch 10 - 11 đợt như vậy.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, những ngày này gia đình anh Đào Duy Tân ở khu 1, xã Sông Lô, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khẩn trương thu hoạch sắn dây. Những bụi sắn dây ở đây khi đào lên cho những củ dài ngoẳng, khổng lồ trông đã mắt.
Khởi đầu từ việc nuôi bò, đến nay, ông ông Huỳnh Văn Đẹt ở xã An Định (huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre) đã có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Nhắc đến vùng đất U Minh Thượng, ai cũng biết đến những sản vật được thiên nhiên ban tặng, như mật ong rừng, rắn, rùa, chim cò, trong đó nguồn lợi cá đồng một thời được xem là “túi cá” của tỉnh Kiên Giang. Ấy thế, giờ đây tìm về nơi này chỉ nghe lại những câu chuyện kể, còn nguồn cá đồng ở đất U Minh đang dần bị cạn kiệt.
“Hiện tôi bán mít với giá 53.000 đồng/kg, mỗi trái nặng khoảng 9kg, tính ra bán 1 quả cũng được gần 500.000 đồng. Cứ 12 ngày hái một lần rồi đem bán cùng các vườn khác” - ông Danh Bảnh, ngụ ấp Tàu Hơi B, xã Thạnh Trị, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) chia sẻ về hiệu quả kinh tế của cây mít trên đất ruộng.
Việc nuôi gối đầu liên tục 6 hộp tằm trong 1 tháng, gia đình chị Phạm Thị Thế (41, tuổi, thôn 10, xã Đambri, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) đã có thu nhập gần 60 triệu đồng và vươn lên làm giàu sau những năm tháng vất vả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo