Tìm kiếm: kỹ-thuật-nuôi
Tận dụng mặt nước hồ thủy điện mênh mông, nhiều hộ dân ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã nuôi nhốt nhiều loài cá đặc sản như cá chiên, cá bỗng, cá lăng trong lồng bè. Đây là những loài cá đặc sản một thời có nhiều trên sông Lô, nhiều con to hàng chục kg và người dân gọi là "thủy quái".
Nhờ vỗ béo đàn lợn bằng thức ăn tự nhiên như ngô, bèo ao, thân cây chuối, lão nông Lò Văn Hinh (sinh 1974, dân tộc Thái), ở bản biên giới Lả Mường (xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) đã thu lãi 100 triệu đồng mỗi năm.
Ông Hà Văn Khương, sinh năm 1969, bản Cha (xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu, Hòa Bình) nuôi cá thương phẩm trên diện tích 8.000m2 nơi rừng không mông quạnh. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm ông lãi gần 100 triệu đồng.
Sau quá trình lăn lộn từ nam chí bắc với nhiều công việc khác nhau, anh Nguyễn Văn Chính ở xã Định Liên, huyện Yên Định quay về quê hương Thanh Hoá để đầu tư nuôi ốc nhồi. Mô hình nuôi ốc của chàng thanh niên 9X đã mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Tình cờ bắt được một con rắn hổ đất bò vào nhà, ông Nguyễn Văn Hiểu (Ba Hiểu), ngụ ấp Ngọc Thành, xã Vân Khánh Đông (huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) từ đó đã làm giàu nhờ nhân nuôi loài mãng xà kịch độc này. Hiện ông Ba Hiểu sở hữu đàn rắn độc gần 500 con rắn hổ đất.
Anh Bùi Văn Luân, sinh năm 1985, dân tộc Mường, xóm Lán Ráy (xã Bình Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) bỏ công việc ở Hàn Quốc với mức lương 1.500 đô la để về quê nuôi gà thả đồi, mỗi năm thu lãi hơn 170 triệu đồng.
Là một trong những người đầu tiên đưa lợn rừng về vùng nông thôn ven biển nuôi và làm giàu từ nuôi lợn rừng, anh Nguyễn Văn Toản (45 tuổi, ở xóm 14, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) được nhiều người dân trong vùng nể phục.
Người tiên phong đưa giống thỏ ngoại-thỏ New Zealand về nuôi tại thôn Làng Thẳm, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) là anh Hoàng Văn Định (SN 1986) - Giám đốc HTX Nông nghiệp xanh. Với sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, anh Định không chỉ có thu nhập gần 200 triệu đồng/năm, mà còn giúp những người khác có công ăn việc làm.
Mô hình chăn nuôi gà khép kín tại HTX chăn nuôi trồng trọt dịch vụ nông nghiệp Đông Thịnh ở xã Tân Khánh, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã mang lại hiệu quả kinh tế, giúp các thành viên yên tâm phát triển sản xuất.
Thời gian qua, phong trào ương ép, nuôi dưỡng cá đặc sản bán giống trên địa bàn phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy (tỉnhTiền Giang) phát triển mạnh. Nhờ đó mà nhiều nông dân đã thoát nghèo, có cuộc sống khá giả. Điển hình trong số đó có ông Tăng Văn Trí (sinh năm 1949), ngụ khu phố Mỹ Thuận, phường Nhị Mỹ.
Dù đã ở ngưỡng tuổi 70 nhưng lão nông Nguyễn Đức Sơn sống tại thôn Kỳ Lam, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam vẫn hăng say lao động, làm giàu và tạo được nguồn thu nhập lên đến hơn 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ vào mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi của mình.
Qua học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi, năm 2017, bà Thịnh Thị Nga (49 tuổi) trú tại thôn 3, xã Nga Tiến, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa bắt đầu xây dựng chuồng trại, thực hiện mô hình nuôi hươu sao sinh sản bán giống và lấy nhung.
Nhờ chăn nuôi gà Đông Tảo theo quy trình VietGAHP cùng cách chăm sóc đặc biệt, sản phẩm của HTX Chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) luôn có chỗ đứng trên thị trường.
Nhờ nuôi đàn chim công để bán Tết mà gia đình anh Nguyễn Văn Luân (33 tuổi) trú tại xóm 12, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (Nam Định) có nguồn thu nhập lên tới hơn 200 triệu đồng/năm.
Lương Văn Thuận (SN1992) luôn ấp ủ một ước mơ làm giàu trên mảnh đất nơi mình sinh ra, một địa phương nghèo nhất của huyện miền núi Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Sau nhiều lần thất bại, chàng trai này vẫn kiên trì học hỏi, quyết tâm làm giàu nhờ việc nuôi dế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo