Tìm kiếm: kinh-tế-trong-nước

DNVN - Tiến sĩ Tô Hoài Nam cho rằng, kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải đối diện với nhiều yếu tố bất lợi cho tăng trưởng, sự hỗ trợ cho khu vực này còn rất ít, hầu như mọi nguồn lực từ vốn, công nghệ, chính sách hỗ trợ đều kém hiệu quả. Vai trò dẫn dắt, hỗ trợ, kiểm soát của bộ máy nhà nước đối với khu vực này còn rất yếu.
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các khu vực, các nền kinh tế đều chậm lại, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã hồi phục rõ nét và GDP tăng trung bình 6,84% trong giai đoạn 2016-2020, cao hơn mục tiêu kế hoạch đề ra và là mức tăng cao nhất trong ba kỳ kế hoạch gần đây. Kết quả này là tiền đề quan trọng để Việt Nam...
Từ chỗ xuất khẩu (XK) chưa đáng kể, đến nay, hàng hóa Việt Nam đã có mặt ở 200 thị trường với mức kim ngạch tăng trưởng cao sau từng năm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cơ cấu XK hiện nay vẫn đang tập trung quá lớn vào một số một số thị trường hoặc một số mặt hàng (?!).
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cho rằng, để trở thành một quốc gia thịnh vượng và gây dựng nên những đế chế kinh doanh với tuổi đời trăm năm, Việt Nam sẽ còn một con đường rất dài và đầy chông gai phải đi.
Trước những diễn biến khó lường của thị trường xuất khẩu, nhiều dự báo trước đây nghiêng về khả năng nhập siêu. Song với mức xuất siêu lên đến 7,05 tỷ USD sau 10 tháng, năm 2019 rất có thể thành tích xuất siêu sẽ vẫn được duy trì.
Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 10/2019 của Việt Nam ước tính nhập siêu 100 triệu USD. Tính chung 10 tháng năm 2019 ước tính xuất siêu 7 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,3 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 28,3 tỷ USD.
Xuất khẩu (XK) hàng hóa đã đi được 3/4 chặng đường, song những kết quả đạt được lại không mấy khả quan khi tốc độ tăng trưởng XK chỉ bằng khoảng một nửa so với cùng kỳ năm trước. Tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn ở quý cuối năm, dự báo XK hàng hóa cả năm khó có thể thu nhiều 'trái ngọt' như 2 năm gần đây.

End of content

Không có tin nào tiếp theo