Tìm kiếm: kinh-tế-giỏi

Ở xã Yên Bồng (Lạc Thuỷ), ai cũng biết nhà vườn Hà Thắng - cơ sở kinh doanh của anh Dương Văn Thắng. Ông chủ của nhà vườn cũng là Bí thư chi Đoàn thôn Đồi Chùa. Không những năng nổ, nhiệt huyết trong các hoạt động, phong trào Đoàn, anh Thắng còn sở hữu mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Khởi nghiệp nghề may với số vốn ít ỏi, đến nay, xưởng may của chị Phạm Thanh Xuân, thôn Quang Trung, xã Đông Xuân (Đông Hưng) đã đạt doanh thu gần 2 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Nghề trồng nấm không còn xa lạ với nông dân Yên Bái, song làm thế nào để mang lại hiệu quả cao, hạn chế tối đa những thất thoát, rủi ro là câu hỏi mà nhiều hộ dân ở xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái quan tâm.
Bà Phùng Thị Bử, sinh năm 1975, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Rừng Cấm, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng được biết đến là một phụ nữ năng động, biết phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế bằng mô hình trồng cây ăn quả tổng hợp. Qua đó, đem lại thu nhập cao cho gia đình, là tấm gương cho những hội viên khác noi theo.
Trên địa bạn huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), đã xuất hiện nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương. Tiêu biểu như gia đình ông Hoàng Trọng Ngọc, 56 tuổi ở thôn Xuân Thắng với mô hình nông - lâm tổng hợp, mỗi năm cho thu nhập trên 1 tỷ đồng.
Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, cựu chiến binh (CCB) Bùi Thế Trì, thôn Phạm, xã Phú Châu (Đông Hưng) đã vượt qua thương tật, mạnh dạn chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả của gia đình sang trồng táo đào vàng và một số rau, củ, quả khác cho thu nhập cao.
Tận dụng đất vườn của gia đình nhân rộng cây hồng không hạt (HKH) để nâng cao thu nhập, tạo việc làm ổn định, vươn lên làm giàu. Anh Vương Trung Hùng (sinh năm 1974), dân tộc Nùng, thôn Phín Ủng, xã Nghĩa Thuận có thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm từ mô hình trồng cây HKH địa phương.
Gắn bó với mảnh đất Hạ Hòa suốt những năm tháng thơ ấu, cuộc sống khó khăn đã thôi thúc anh Nguyễn Thành Được ở khu 4, xã Hiền Lương nung nấu ý chí lập nghiệp. Trước đây, anh Được đã nghiên cứu và xây dựng thử nghiệm một số mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm… nhưng hiệu quả kinh tế không khả quan như anh mong đợi nên anh muốn tìm hướng đi mới.
Với tấm bằng Đại học trong tay và có việc làm ổn định ở Hà Nội, nhưng anh Nguyễn Việt Dũng ở Thọ Xuân đã cùng vợ quyết định về quê nhà Thanh Hoá xây dựng mô hình trang trại. Tấm bằng đại học không phải là chiếc vé thông hành duy nhất để họ chạm đến thành công, bởi quan trọng hơn, thành công của họ đến từ nỗ lực và sự kiên trì không mệt mỏi.

End of content

Không có tin nào tiếp theo