Tìm kiếm: kịch-bản-điều-hành
Theo Bộ Tài chính, giá một số mặt hàng tiêu dùng không nằm trong danh mục Nhà nước định giá đã và đang tiếp tục gây áp lực đến mặt bằng giá, nhất là vào những tháng còn lại của năm và thời điểm Tết Nguyên đán.
Ngày 26/10, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo về tổng kết đánh giá công tác điều hành giá quý III/2021, kịch bản điều hành giá quý IV/2021, đầu năm 2022.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng và có lộ trình mở cửa lại nền kinh tế, đón khách du lịch và thí điểm áp dụng thẻ xanh vaccine.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết các cơ quan chức năng, quản lý thị trường đã tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết.
Tỷ lệ điều tiết ngân sách mà TP Hà Nội mới đề xuất bằng với giai đoạn 2011-2016.
DNVN - Ngày 19/7 đại diện Công ty Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp, đơn vị thi công cho biết, bệnh viện dã chiến khoảng 400 giường có tiến độ xây dựng đạt khoảng 95%, cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra và sẽ bàn giao cho ngành y tế chậm nhất vào ngày 20/7.
Dự báo tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, TP Hà Nội đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng, tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ, lên kế hoạch tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp… nhằm đạt mục tiêu cao nhất so với kế hoạch tăng trưởng của năm 2021.
DNVN - Ngày 6/3, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 1376 BYT-KHTC, trong đó yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai không điều chỉnh tăng giá các dịch vụ khám, chữa bệnh tại bệnh viện, kể cả các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu cho đến khi Bộ Y tế ban hành khung giá khám bệnh, chữa bệnh.
Để tiếp tục bình ổn thị trường tháng sau Tết và quý I/2021, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động để tránh lạm phát kỳ vọng trong thời điểm dịch bệnh.
Thận trọng, linh hoạt và chủ động là 3 trong số những yêu cầu của công tác điều hành giá năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Các chuyên gia nhận định, diễn biến giá cả năm 2021 vẫn rất khó đoán định, nhiều mặt hàng thiết yếu sẽ có biến động khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ tăng hơn năm 2020. Do đó, việc điều hành giá cần tiếp tục theo hướng thận trọng, linh hoạt và chủ động để lạm phát ở mức dưới 4% như mục tiêu Quốc hội đề ra.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, dù Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt COVID-19 song đây cũng là sự nhắc nhở về nguy cơ nền kinh tế có thể phải chịu ảnh hưởng và bị “tổn thương” lớn từ những “cú sốc” bên ngoài.
DNVN - Sức ép tăng giá, lạm phát vẫn còn lớn, đặc biệt là giá dầu thô, lương thực, thực phẩm có xu hướng tăng, nhiều nước đã giảm giá đồng tiền. Tuy nhiên, chúng ta kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%. Bên cạnh đó, chính sách kiểm soát giá phải góp phần ổn định, thúc đẩy phát triển kinh doanh, kích thích tăng trưởng.
Ngân hàng Nhà nước sẽ lập Đoàn kiểm tra để xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp
DNVN - Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, trước các vướng mắc, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, ngành ngân hàng đã và sẽ lập Đoàn công tác làm việc tại các địa phương để kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh, để các chính sách hỗ trợ khắc phục khó khăn và phục hồi kinh tế sau dịch của ngành ngân hàng phát huy hiệu quả hơn nữa.
DNVN - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn. Theo đó, Thủ tướng đã đồng ý với chủ trương xuất khẩu 400.000 tấn gạo ngay trong tháng 4/2020 theo đề xuất của Bộ Công thương ngày 6/4/2020.
End of content
Không có tin nào tiếp theo