Tìm kiếm: lãi-suất-tiền-gửi
Ngay đầu quý II.2013, nền kinh tế nước ta đã có nhiều thông tin tích cực như chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, lãi suất ngân hàng giảm, đấu thầu vàng phiên thứ 2 thành công; Bộ Xây dựng xem xét hủy bỏ một số dự án chậm tiến độ… Những thông tin này đã tác động nhiều đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân.
Trong một báo cáo vừa ra, ngân hàng JPMorgan Chase nhận định rằng, với tình hình tăng trưởng và lạm phát hiện nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ còn tiếp tục cắt giảm lãi suất trong năm 2013.
Việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn và giảm 1%/năm lãi suất chủ chốt khiến không ít nhà đầu tư cân nhắc lại danh mục đầu tư. Song dường như giao dịch bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu gia tăng.
Tỉ giá bình quân liên ngân hàng tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chủ động giữ ổn định ở mức 20.828 VND/USD. Song một số doanh nghiệp xuất khẩu lại nêu vấn đề điều chỉnh tỉ giá với Ngân hàng Nhà nước.
Nhìn chung, các động thái giảm mặt bằng lãi suất đã có tác động tích cực, củng cố niềm tin của các doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, lãi suất cho vay không thể giảm nhanh như mong đợi, mà phải có độ trễ nhất định.
Nhiều người gửi tiền cho rằng, trong thời điểm các kênh đầu tư chứng khoán, vàng còn phập phù, kênh tiết kiệm vẫn giữ sức hấp dẫn. Dù lãi suất giảm 0,5% nhưng không ảnh hưởng nhiều đến quyết định gửi tiền của khách hàng.
Chiều 25-3, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số thông tư quy định về việc hạ lãi suất có hiệu lực thi hành từ ngày mai 26-3, trong đó quan trọng là lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng từ 1 tháng đến dưới 12 tháng giảm từ 8%/năm xuống 7,5%/năm.
Chờ con số CPI chính thức của cả nước trong tháng 3 được công bố, lãi suất ngân hàng có thể hạ thêm một điểm phần trăm, xuống dưới 8%/năm. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng đã đón đầu xu hướng này khi công bố mức lãi suất huy động mới với mức giảm từ 0,5-10%/năm.
“Những ngân hàng nào muốn giữ được khách hàng thì hãy nên nhanh chóng giảm lãi vay, còn khi thị trường hồi phục mới chịu giảm thì chắc chắn thị phần sẽ bị hao hụt”.
Theo TS Trần Du Lịch, với dư nợ của toàn hệ thống là 2,7 triệu tỷ đồng, lãi suất bình quân 15%/năm, nền kinh tế Việt Nam đang trả lãi cho ngân hàng khoảng 20 tỷ USD/năm.
Chuyên gia tư vấn về lĩnh vực tài chính ngân hàng Phạm Nam Kim hiện đang sinh sống ở Thụy Sỹ cho rằng: Việt Nam chưa nên nghĩ đến việc đánh thuế thu nhập trên tiền lãi gửi ngân hàng.
Với mức lãi 4.260 tỷ, dù tăng 16 tỷ so với năm 2011 nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch mà BIDV đề ra. Năm 2012, BIDV cũng lỡ hẹn chào sàn chứng khoán do lo ngại sự sụt giảm của thị trường và khó khăn chung.
Ngày 9/1/2013, tại Hội nghị toàn ngành ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, năm 2013, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục áp dụng trần lãi suất tiền gửi bằng VND để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường.
Những nỗ lực hạ lãi suất đang vướng phải rào cản lớn khi các ngân hàng tung ra hàng loạt thủ đoạn lách trần lãi suất tiền gửi.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia vừa đưa ra báo cáo phân tích tình hình kinh tế Việt Nam 2012, trong đó kiến nghị năm 2013 Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục cân nhắc hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và xử lý nợ xấu theo hướng tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo