Tìm kiếm: lưu-thông-hàng-hóa
Ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền… những giải pháp của Nghị quyết 105 được kỳ vọng sẽ kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp vực dậy sản xuất.
Tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch ngay tại xã, phường, thị trấn; khi tổ chức thực hiện xã, phường, thị trấn phải thật sự là “pháo đài”; người dân phải thật sự là “chiến sĩ”; người dân phải thật sự là trung tâm phục vụ, là chủ thể trong phòng, chống dịch.
Khẳng định vai trò của địa phương là quyết định, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, không ban hành thêm các quy trình, thủ tục, giấy phép, gây khó khăn, cản trở lưu thông nhưng phải bảo đảm không để dịch bệnh lây lan qua hệ thống lưu thông hàng hóa.
DNVN – Mặc dù thời gian qua Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT đã có những giải pháp hỗ trợ kết nối cung cầu nông sản hiệu quả nhằm tháo gỡ khó khăn, tuy nhiên hiện vẫn còn hàng triệu tấn nông sản tại nhiều tỉnh phía Nam vẫn ùn ứ, khó tiêu thụ.
Kết luận cuộc họp sáng 11/9 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tư tưởng “phòng dịch tốt thì không phải chống dịch”.
Tuần qua (từ ngày 4-10/9), Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có hàng loạt các chỉ đạo nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19.
Hiện số lượng vaccine đã nhận là hơn 34 triệu liều, đã thực hiện tiêm được hơn 27 triệu liều. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2021 sẽ có khoảng hơn 103 triệu liều vaccine về Việt Nam.
Thủ tướng lưu ý tỉnh Kiên Giang phải tập trung xét nghiệm thần tốc, tốc độ xét nghiệm phải nhanh hơn tốc độ lây nhiễm.
DNVN - Việc đưa nông sản của các địa phương lên sàn thương mại điện tử là xu thế nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức. Chính sách hỗ trợ lâu dài cho hình thức kinh doanh mới này sau đại dịch là rất cần thiết. Doanh nghiệp Việt Nam có cuộc trao đổi với ông Bùi Huy Hoàng – Phó giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Bộ Công Thương).
Ngày 9/9, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong thời gian giãn cách xã hội phải kiểm soát được dịch bệnh theo tiêu chí của Bộ Y tế, kiên quyết không để tình trạng giãn cách không triệt để, kéo dài mà không đạt được mục tiêu, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và tâm lý, tình cảm, đời sống nhân dân.
Phí logistics vận chuyển trong nước tăng cao nhưng lo lắng hơn cả là khâu vận chuyển hàng hóa bị đứt gãy - nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động. Có thể nói, cụm từ logistics đang là "cơn đau đầu" của đa phần doanh nghiệp dưới tác động của dịch COVID-19.
Việc mở cửa lại nền kinh tế, vừa "sống chung" với đại dịch COVID-19 đang được cân nhắc kỹ và rất cần sự phối hợp đồng bộ trong giai đoạn đáp ứng mới. Thách thức lớn nhất là nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ không thể phục hồi sản xuất do các nguồn lực đã cạn kiệt.
Tính đến 31/8, gần 19.000 tỷ đồng tiền thuế và tiền thuê đất của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trên địa bàn TP. Hà Nội đã được gia hạn theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Điều này cho thấy nỗ lực của các cơ quan chức năng Hà Nội trong việc gấp rút triển khai hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu UBND TP. Hà Nội có hướng dẫn cụ thể, kịp thời điều chỉnh nội dung còn bất cập trong việc cấp giấy đi đường cho các nhóm đối tượng theo quy định đã ban hành, không để xảy ra tình trạng người dân và doanh nghiệp chờ đợi kéo dài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo