Tìm kiếm: làm-giàu
Anh Đỗ Văn Điệp (27 tuổi, trú tại xã Eahleo, huyện Eahleo, tỉnh Đắk Lắk) - chàng trai một mình vượt hơn 1.000 km từ quê nhà vào nơi đất khách lập nghiệp. Sau 5 năm “sống chung” bên 500 trụ tiêu, vụ mùa vừa qua anh đã thu về hơn 300 triệu đồng...
Thời gian gần đây do sản lượng lươn thiên nhiên không còn nhiều nên người nuôi lươn ở thị xã Long Mỹ đã dần chuyển sang nuôi lươn thương phẩm không bùn. Điển hình như hộ anh Trần Văn Tân ở ấp 5, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ (Hậu Giang).
Cá tầm được xem là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ và tiêu hóa. Loài cá có nguồn gốc tại các vùng nước châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ này lại có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng núi cao Khe Tiền (xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh), trở thành một sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Dù chỉ mới triển khai trồng được gần 1 năm, song mô hình trồng cây dược liệu công nghệ cao tại xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã bước đầu thích nghi khá tốt với khí hậu và thổ nhưỡng tại địa phương. Mới chỉ trồng 70% diện tích nhưng số vốn bỏ ra đã là hơn 10 tỷ đồng.
“Hiện tôi bán mít với giá 53.000 đồng/kg, mỗi trái nặng khoảng 9kg, tính ra bán 1 quả cũng được gần 500.000 đồng. Cứ 12 ngày hái một lần rồi đem bán cùng các vườn khác” - ông Danh Bảnh, ngụ ấp Tàu Hơi B, xã Thạnh Trị, huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) chia sẻ về hiệu quả kinh tế của cây mít trên đất ruộng.
Bằng cách cho cá trê bột thở ôxy sạch, lão nông Hoàng Minh Đức (ở xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM) vừa hạn chế thất thoát trong khâu ương nuôi cá mà còn có thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.
Thay vì mang gà bán cho thương lái, anh Nguyễn Văn Thành (ngụ xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) lại dọn dẹp miếng rẫy chỉ vài công đất nuôi gà rừng, trồng chuối, trồng xoài...Rồi anh tự mở quán chuyên phục vụ các món ăn chế biến từ gà rừng để phục vụ du khách chinh phục đỉnh Ma Thiên Lãnh, du khách đến du lịch Hòn Sơn.
Ngay khi còn đang là sinh viên của Trường đại học nông lâm, anh Cao Minh Thi (SN 1994, thôn Thanh Liêm, xã Trung Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) đã theo đuổi giấc mơ về một thương hiệu gà sạch có chỗ đứng vững vàng trên thị trường. Và nhiều năm qua, chàng trai trẻ ấy vẫn luôn nỗ lực để biến giấc mơ thành hiện thực.
Hơn chục năm nay công việc chính của ông Nguyễn Văn Cương (60 tuổi, trú tại xóm 3, xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) là đi cắt cỏ dại để về nuôi đàn hươu sao và cũng nhờ chính công việc này mà gia đình ông có cuộc sống khấm khá hơn trước rất nhiều. Nuôi hươu sao lấy nhung là một trong những mô hình làm giàu ở nông thôn.
Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên lý tưởng để các loài cá anh vũ, dầm xanh, lăng, chiên và cá bỗng được dân gian xưng tụng “ngũ quý hà thủy” sinh sống. Loài cá xưa dùng để tiến vua nay được các địa phương phát triển diện rộng.
Với quyết tâm cung cấp nguồn tôm giống chất lượng cho nông dân địa phương, 2 lão nông ở vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) đã kiên trì tìm tòi và thành công trong việc nhân giống tôm sú và tôm càng xanh. Từ việc mát tay “đỡ đẻ” cho tôm, mỗi năm 2 lão nông dân cùng chung chí hướng này lãi tiền tỷ.
Trở về sau khi đạt giải Nhất tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, anh Dương Ngọc Ảnh (34 tuổi, thôn Thuận An, thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) cùng các cộng sự của mình tiếp tục những dự định mới trên hành trình đưa phở sắn Quế Sơn ra thế giới.
Sau khi xuất ngũ về lại địa phương, anh Nguyễn Văn Hoàng, ở thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện cùng anh Nguyễn Bá Khiêm, ở thôn Nguyên Hòa, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đã phối hợp cùng nhau xây dựng mô hình nuôi dế. Cứ mỗi lần thu hoạch, anh Hoàng và anh Khiêm thu khoảng 150kg dế thịt, với giá bán dế thành phẩm 200 nghìn đồng/kg.
“Vũ nữ chân dài” là cái tên mỹ miều mà người dân vùng Bảy Núi dùng để gọi loại khô được làm từ nhái. Ở xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang có hẳn 1 xóm nghề chuyên làm khô nhái. Xóm nghề này được hình thành cách đây khoảng 10 năm với trên 10 hộ theo nghề.
Việc nuôi gối đầu liên tục 6 hộp tằm trong 1 tháng, gia đình chị Phạm Thị Thế (41, tuổi, thôn 10, xã Đambri, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) đã có thu nhập gần 60 triệu đồng và vươn lên làm giàu sau những năm tháng vất vả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo