Tìm kiếm: làm-nông-nghiệp
Nhờ cách làm lạ mà hay là phòng trị bệnh cho đàn cá đặc sản bằng tỏi và muối, Hợp tác xã (HTX) Huổi Pản (xã Mường Khiêng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) không những tiết kiệm được chi phí thuốc thang mà mỗi năm còn đem lại nguồn thu không nhỏ cho các thành viên.
Việc xác định các tiêu chí để công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) được hưởng nhiều cơ chế ưu đãi của Nhà nước trong quá trình đầu tư... không hề dễ dàng, khiến cho việc phát triển NNCNC ở TP.HCM gặp khó.
Tự nhận mình có duyên với nghề nông, sau nhiều thử nghiệm, Trần Văn Chung (sinh năm 1979) ở thôn Phúc Trung, xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư, Thái Bình “liều mình” đầu tư trồng loại cây quý tộc – măng tây xanh.
Nắng xuân ấm áp, tôi tìm về thôn Mường, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) để “mục sở thị” mô hình trồng rau, quả sạch “5 không" của 2 kỹ sư Đại học Công nghiệp Hà Nội là Vũ Văn Sơn và Nông Quốc Doanh. Trong câu chuyện khởi nghiệp của mình, 2 chàng kỹ sư đầy năng động, bản lĩnh này đã đưa chúng tôi đi hết ngạc nhiên này đến bất ngờ khác….
Vì thích làm nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) nên anh Nguyễn Quang Khải- 1 chàng trai 8X đã bỏ lương 20 triệu/tháng ở TP.HCM về thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng "đánh bạc" với cà chua, ớt chuông, rau cải.
Đang có một công việc ổn định ở một cơ quan nhà nước, vừa lấy xong bằng thạc sỹ, mọi người ngỡ ngàng khi chàng trai quê Bến Tre Phan Văn Cường quyết định từ bỏ công việc hiện tại, quay về quê làm nông dân. Và chỉ sau một thời gian ngắn, mọi người lại ngỡ ngàng với những thành quả mà anh Cường đạt được.
Nông trại Đông Dương (Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) được quản lý thông minh, có nhà màn chống chọi được bão cấp 15, đã cho lãi mỗi mét vuông/triệu đồng/năm.
Anh Vàng Vạn Hiếu, sinh năm 1997, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ (Hà Giang) trồng 500m2 cây dược liệu ngũ gia bì. Trong khi chờ phần rễ đủ thời gian thu hoạch bán làm thuốc, gia đình anh Hiếu đã hái những ngọn non cây ngũ gia bì bán làm rau ăn lẩu, rau xào và hái đến đâu bán hết đến đó bởi loài rau thuốc này đang được nhiều người rất ưa chuộng.
Thấy chúng tôi thắc mắc về một thanh niên rất đặc biệt, người đã cho ra đời những mô hình kinh tế độc, lạ, hiếm hoi-trồng chanh móng tay, trồng bưởi da xanh kiểng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, Ngô Ngọc Lãng nói ngay: “Trăm nghe không bằng một thấy, mấy anh cứ theo tôi đến đó thì biết ngay thôi”.
Đó là ông Đào Văn Viền ở huyện Ninh Giang (Hải Dương), người được coi là “vua nuôi cá” nước ngọt. Ông Viền có hơn 20ha mặt nước, đầu tư nuôi cá công nghệ cao, đào hơn 100 "sông trong ao", sản lượng lên đến 10.000 tấn cá thịt mỗi năm.
Tại bãi đất hoang hóa xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, trang trại chăn nuôi gà thả rông trên cát của 9X Phạm Đình Đạo đã biến vùng đất khô cằn thành trang trại nuôi gà ta, thu lời hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Trước khi nuôi gà trên cát, anh Đạo từng có thời gian lang thang phiêu bạt làm đủ thứ việc kiếm sống.
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, áp dụng khoa học vào sản xuất, trong đó có chuyển sang trồng cây dương xỉ Pháp cắt lá bán mà gia đình chị Vũ Thị Liên ở thôn Tân Lợi, xã Đắk R’moan (thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) mỗi năm thu về cả tỷ đồng.
Mang trong mình bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, dám nghĩ, dám làm, năng động và sáng tạo trong sản xuất, dù gặp nhiều khó khăn nhưng Hoàng Văn Hướng (SN 1991 ở xóm 7, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã thành công trong việc xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trở thành tấm gương sáng của thanh niên khởi nghiệp xứ Nghệ.
DNVN – Đây là các giải pháp hiệu quả và tiên tiến phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, góp phần nâng cao chuỗi giá trị của nông nghiệp nước nhà trên trường quốc tế, đồng thời cải thiện cuộc sống của người nông dân.
Đó là kết quả sau 20 năm bỏ phố lên núi đổ công, đổ sức vào kinh tế vườn đồi của vợ chồng anh Nguyễn Quang Huy và chị Khiếu Thị Mai, ở bản Tràng Bắn, xã Đồng Vương (huyện Yên Thế, Bắc Giang).
End of content
Không có tin nào tiếp theo