Tìm kiếm: lãi-suất-tiền-gửi

Ngay đầu quý II.2013, nền kinh tế nước ta đã có nhiều thông tin tích cực như chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, lãi suất ngân hàng giảm, đấu thầu vàng phiên thứ 2 thành công; Bộ Xây dựng xem xét hủy bỏ một số dự án chậm tiến độ… Những thông tin này đã tác động nhiều đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân.
Nhìn chung, các động thái giảm mặt bằng lãi suất đã có tác động tích cực, củng cố niềm tin của các doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, lãi suất cho vay không thể giảm nhanh như mong đợi, mà phải có độ trễ nhất định.
Nhiều người gửi tiền cho rằng, trong thời điểm các kênh đầu tư chứng khoán, vàng còn phập phù, kênh tiết kiệm vẫn giữ sức hấp dẫn. Dù lãi suất giảm 0,5% nhưng không ảnh hưởng nhiều đến quyết định gửi tiền của khách hàng.
Chiều 25-3, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số thông tư quy định về việc hạ lãi suất có hiệu lực thi hành từ ngày mai 26-3, trong đó quan trọng là lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng từ 1 tháng đến dưới 12 tháng giảm từ 8%/năm xuống 7,5%/năm.
Chờ con số CPI chính thức của cả nước trong tháng 3 được công bố, lãi suất ngân hàng có thể hạ thêm một điểm phần trăm, xuống dưới 8%/năm. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng đã đón đầu xu hướng này khi công bố mức lãi suất huy động mới với mức giảm từ 0,5-10%/năm.
Theo TS Trần Du Lịch, với dư nợ của toàn hệ thống là 2,7 triệu tỷ đồng, lãi suất bình quân 15%/năm, nền kinh tế Việt Nam đang trả lãi cho ngân hàng khoảng 20 tỷ USD/năm.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia vừa đưa ra báo cáo phân tích tình hình kinh tế Việt Nam 2012, trong đó kiến nghị năm 2013 Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục cân nhắc hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và xử lý nợ xấu theo hướng tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo