Tìm kiếm: mâm-cỗ

Còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, các điểm bán hoa quả Tết cũng như các chợ truyền thống trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL bắt đầu sôi động hẳn. Điểm nổi bật năm nay là cây khổ qua (mướp đắng) rất được ưa chuộng và tăng giá mạnh.
Nếu tính từ hôm nay 30-1 DL (11 tháng Chạp ÂL), tức là còn đúng 12 ngày nữa sẽ đến Tết ông Công ông Táo. Tục lệ xưa, người Việt cúng lễ đúng ngày, nhưng bây giờ từ cúng mồng Một, cúng ngày Rằm, nhất là cúng Táo quân, người ta thường làm sớm hơn nhiều so với thường lệ. Thậm chí có nhà cúng Tết ông công ông Táo sớm hơn đến cả mươi ngày…
Muốn biết tận cùng những khó khăn trong đời sống của đồng bào miền núi, muốn hiểu những vất vả, gian nan của cán bộ vùng cao thì phải đi họp bản. Không giống như họp làng dưới xuôi, họp bản ở vùng cao diễn ra vào ban đêm, khi bóng tối đã trùm lên, che khuất núi rừng và những ngôi nhà lợp gỗ, chỉ còn lác đác đôi ba ánh điện lập lòe yếu ớt như đom đóm. Tôi đã dự một cuộc họp bản như thế tại bản Páo Sơ Dào - bản nghèo đói nhất của xã Khao Mang - huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái.
Dù ai trong cuộc sống cũng có những lúc phải đối mặt với những khó khăn tài chính. Nhưng cái Tết cận kề khiến cho nhiều người trở nên dễ "cám cảnh" hơn, đặc biệt là khi nhắc đến thưởng Tết - vấn đề ngàn năm không cũ trong văn hóa đương đại Việt Nam.
Khi chứng kiến cảnh anh em, họ hàng đang cùng nhau quây quần, chen chúc trong những căn nhà chật chội vẻn vẹn vài m2 ở khu phố cổ để sửa soạn mâm cỗ ngày lễ tết hay cúng gia tiên mới thấy hết trăm bề những bất tiện mà họ đang chịu đựng.
Với một đất nước, sự trường tồn văn hóa là tối thượng. Người ta có thể nói rất nhiều, rất khác nhau về văn hóa của một quốc gia, nhưng ai cũng phải công nhận một điều: một quốc gia nếu để mất văn hóa của mình, là một quốc gia chết.
Mạch nguồn đạo lý nghìn năm của dòng giống Việt mình, sớm xuân nay, mong bật nẩy thêm ngàn, vạn chồi biếc nhân văn, xuyên qua băng giá của lòng tham, lòng vị kỷ, thói thờ ơ, vô cảm, ấm sáng lên hơi ấm của tình đồng loại, tình yêu đất đai, cỏ cây xứ sở; của lòng thương nước, thương nòi ...
Xưa nghe tiếng pháo nổ lúc 4h là dân làng Phúc Lâm (xã Phúc Lâm, Mỹ Đức, Hà Nội) biết chủ nhà chuẩn bị xong cỗ cưới nên kéo đến ăn. Nay chủ nhà chỉ cần thông báo với một người, dân làng truyền tai nhau đến ăn cưới từ 5h sáng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo