Tìm kiếm: mô-hình-trồng
Vài năm trở lại đây, nhiều người dân xã Ea Tân (huyện Krông Năng) đã chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cà tím Nhật Bản, mang lại thu nhập cao.
Từ khi lúa được cấy xuống đất đến thu hoạch, anh Vũ chỉ dùng vôi, sữa tươi và trứng gà cho lúa “uống" thay phân, thuốc và năng suất ước đạt trên 1 tấn/1.000m2.
Nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, bà mẹ trẻ Dương Thị Thơm (SN 1991, phường Nghĩa Tân, TX. Gia Nghĩa) đã đầu tư, xây dựng một vườn hồng ngay trên mảnh đất của gia đình. Ngoài mục đích thỏa mãn đam mê, vườn hồng ngoại hơn 2.000 gốc còn giúp nữ nhân viên y tế dự phòng kiếm thêm thu nhập.
Nghỉ việc ở phường, ông Phan Văn Thỏa (tổ dân phố 6, phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) không cho phép mình nghỉ ngơi, mà quyết tâm biến 1.500 m2 ruộng cho thu nhập. Sau bao nỗ lực “lão nông” chân chất đã sở hữu vườn ổi ngoại cho thu nhập 10 triệu đồng/tháng.
Tốt nghiệp kỹ sư cơ khí, rồi làm việc cho công ty đóng tàu với lương tháng cả chục triệu đồng, tuy nhiên anh Phạm Văn Dũng (Ninh Bình) vẫn quyết bỏ việc về quê… trồng rau. Ban đầu ai cũng nghĩ ý tưởng "khùng", nhưng sau 5 năm, mô hình rau sạch an toàn của anh đã thu lãi tới cả tỷ đồng.
Một nông dân ở Hậu Giang trước đây chỉ biết trồng lúa, nhưng hai năm nay đã mạnh dạn đầu tư hơn nửa tỷ đồng để trồng dưa lưới. Đến nay, gia đình ông thu bạc tỷ nhờ vườn dưa lưới xanh mướt, trĩu quả, giá thành cao.
Hiện nay, nhiều gia đình ở thành phố dù diện tích sân vườn chật hẹp thế nhưng họ vẫn muốn trồng rau sạch tại nhà để đảm bảo được chất lượng. Xuất phát từ nhu cầu đó, một nhóm bạn trẻ đến từ Khoa Nông học, trường Đại học Nông lâm (Đại học Huế) đã nghĩ ra ý tưởng và nghiên cứu thành công hệ thống vườn treo trồng rau.
Những năm gần đây tại các địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang, nhiều bà con nông dân đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là mô hình trồng cam sành trên đất phèn của anh Huỳnh Công Chánh, 48 tuổi, ở ấp Tân Trung, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, được đánh giá là mô hình hiệu quả.
Từng học nhiều nghề nhưng cuối cùng anh Phan Văn Hùng (sinh 1985, trú xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) lại quyết định trồng nấm để lập nghiệp. Với diện tích 200 m2, trồng cả nấm sò và nấm linh chi, mỗi năm anh thu lãi khoảng 200 triệu đồng.
Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở xã vùng biên Thông Thụ phù hợp với việc sản xuất rau hàng hóa. Thế nhưng, để cây rau bén đất biên giới này, cán bộ Đồn biên phòng Thông Thụ mất không ít công sức bởi đồng bào Thái nơi đây không có thói quen ăn rau xanh.
Hiện nay, nhu cầu thưởng thức hoa của người dân ngày càng nhiều, đặc biệt là loại hoa hồng ngoại. Nhận thấy thị trường đầy tiềm năng của loại hoa này, chị Lê Thị Thanh Tuyền, ở ấp Thới Thuận, thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ chọn khởi nghiệp từ hoa hồng. Đây cũng là hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp đô thị ở vùng ven đô thành phố.
Những năm gần đây, huyện Châu Phú (An Giang) đang đẩy mạnh phát triển mô hình trồng nhãn xuồng theo hướng hữu cơ, chú trọng bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm, nhằm nâng cao sức cạnh tranh, giữ vững thị trường trong nước, đồng thời, mở cánh cửa xuất khẩu.
Hơn 10 năm chăn nuôi gà nhưng do hiệu quả kinh tế mang lại không cao nên anh Võ Ngọc Hiền (trú thôn Cẩm Khê, xã Tam Phước, Phú Ninh) chuyển qua trồng rau hữu cơ cung ứng rau sạch cho thị trường.
Đây là giống ớt được trồng vào vụ đông, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, có thời gian sinh trưởng trên 6 tháng.
Hoa lan vốn được nhiều người ưa thích bởi vẻ đẹp sang trọng, quý phái, rực rỡ và chưng được lâu ngày. Vì thế, hiện nay rất nhiều người dân đều thích lựa chọn loài hoa này để trồng và chưng trong nhà.
End of content
Không có tin nào tiếp theo