Tìm kiếm: mô-hình-trang-trại
Thành công từ mô hình nuôi thỏ Newzealand, Dương Văn Tư (sinh năm 1991), ở thôn Xuân Bồ, xã Xuân Thủy (Lệ Thủy - Quảng Bình), là thanh niên đi đầu trong phong trào khởi nghiệp ở địa phương.
DNVN - Nhờ vào sự chịu khó, cần cù, vợ chồng anh Hoàng Thái Chủ và chị Võ Thị Lan ở thôn Sen Đông, xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã từng bước đi lên bằng việc làm trang trại chăn nuôi tổng hợp. Đến nay, anh chị đã có thu nhập trên 1 tỷ đồng mỗi năm.
Xuất phát từ niềm yêu thích đặc biệt với loài “khuyển vương”, chị Lê Thị Hà (31 tuổi) hiện đang sở hữu 5 trang trại với hơn 100 cá thể chó Phú Quốc.
Thịt ếch có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, ếch sống trong môi trường tự nhiên dần khan hiếm. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều người dân đã đầu tư nuôi ếch thương phẩm tại nhà, điển hình là gia đình ông Trần Quốc Khánh ở thôn Nội Thôn, xã Minh Hưng (Kiến Xương).
Ông Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, thực hiện theo quy hoạch phát triển kinh tế trang trại trên vùng cát nội đồng, đến nay, huyện đã có 109 trang trại; doanh số bình quân vùng cát đạt 800 triệu đồng/trại/năm.
Nhờ mô hình nuôi chồn hương thương phẩm, ông Võ Văn Tiến ở xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang giúp các “nhà nông” ở Bà Rịa -Vũng Tàu (BRVT) chủ động được mùa vụ, tăng số vụ sản xuất/năm; chất lượng sản phẩm đạt điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP…; giá trị sản xuất tính trên diện tích được nâng lên nhiều lần so với sản xuất thông thường.
Gác lại những năm tháng làm người thầy nơi giảng đường đại học, Thạc sỹ Hoàng Ngọc Việt (34 tuổi) ở thôn Đồng Tâm, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên (Vĩnh Phúc) đã quyết định về quê nuôi gà. Nhờ nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP mà mỗi tháng gia đình anh Việt lãi hơn 80 triệu đồng.
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nội vụ cơ sở Đà Nẵng, trải qua nhiều công việc khác nhau nhưng không mấy hiệu quả, chị Phan Thị Thủy (SN 1988) đã quyết định thử sức với nghề nuôi con dúi “đặc sản”.
Trên vùng đất được coi là “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, quanh năm khô cằn nhưng với đức tính cần cù, chịu khó, dám nghĩ dám làm, anh Lò Văn Khuyên, người dân tộc Thái, ở bản Nà Nong (xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã biến vùng đất nghèo khó này trở thành vùng đất tươi xanh, đẻ ra tiền.
Từ một thạc sỹ làm giảng viên tại trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa nhưng anh Trương Tiến Hải (ở phường Quảng Thanh, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã từ bỏ công việc mà bao người mơ ước để về quê nuôi ước mơ thuần phục, bảo tồn và phát triển những vật nuôi đặc sản từng "tiến vua" ở Thanh Hóa.
Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang tiếp tục phát triển mạnh lĩnh vực sản xuất nông nghiệp qua các mô hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau 10 năm đàm phán, tìm hiểu thị trường, sữa Việt Nam đã có thể xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Các DN sữa Việt Nam cần làm gì để nắm bắt cơ hội này.
Dù chỉ mới triển khai trồng được gần 1 năm, song mô hình trồng cây dược liệu công nghệ cao tại xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã bước đầu thích nghi khá tốt với khí hậu và thổ nhưỡng tại địa phương. Mới chỉ trồng 70% diện tích nhưng số vốn bỏ ra đã là hơn 10 tỷ đồng.
Quyết tâm làm giàu tại quê, anh Trần Quang Đức (47 tuổi, ở thôn An Tân, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư nuôi gà siêu đẻ kết hợp với nuôi cá. Với mô hình nuôi gà, nuôi cá này, mỗi năm anh có dư trên 120 triệu đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo