Tìm kiếm: mang-lại-hiệu-quả-kinh-tế-cao.
Đến thăm mô hình chăn nuôi thỏ của gia đình anh Trần Ngọc Dư ở thôn Trại Phong, xã Bảo Thuận, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi được tận mắt chứng kiến đàn thỏ khỏe mạnh với đủ loại màu sắc và kích cỡ. Đặc biệt, loại lá anh Dư hay cho thỏ ăn là lá vông vốn là 1 loài cây mọc hoang dại.
Dù lợi nhuận từ trồng cây dưa chuột không cao như nhiều loại cây trái khác, nhưng đối với gia đình bà Nguyễn Thị Huyền, bản Tự Nhiên (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) lại là cây trồng mang lại thu nhập tốt và dễ bán.
Nghề dâu tằm giờ đây không chỉ hiện diện ở huyện Trấn Yên mà lan rộng ra Văn Yên, Văn Chấn (Yên Bái). Mỗi ha trồng dâu nuôi tằm ở các xã Tân Đồng, Việt Thành, Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã cho thu nhập tới 200 triệu đồng/năm. Bình quân mỗi năm toàn huyện thu 500 tấn kén doanh thu 60 tỷ đồng, dự kiến năm 2020 đạt doanh thu 150 tỷ đồng.
Trong khi nhiều nông dân huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam đang loay hoay không biết tìm con giống gì nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế cao thì vợ chồng anh Xuyên đã tìm ra mô hình kinh tế mới có triển vọng khá cao, đó là nuôi dúi.
Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đang tiếp tục phát triển mạnh lĩnh vực sản xuất nông nghiệp qua các mô hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giữa một vùng đá núi hoang vu, những cây mướp đắng rừng cứ thế sinh sôi, phát triển xanh tốt. Loại trái cây có vị đắng đặc trưng của cây rừng đang là loại cây trồng phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho bà con nông dân đồng bào các dân tộc ở huyện Xín Mần (Hà Giang).
DNVN - Thời gian qua, tình trạng được mùa rớt giá, sản phẩm của bà con nông dân và doanh nghiệp tại TP.HCM làm ra không tiêu thụ được, bị tồn đọng quá nhiều… lặp đi lặp lại.
Sau khi xuất ngũ về lại địa phương, anh Nguyễn Văn Hoàng, ở thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện cùng anh Nguyễn Bá Khiêm, ở thôn Nguyên Hòa, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đã phối hợp cùng nhau xây dựng mô hình nuôi dế. Cứ mỗi lần thu hoạch, anh Hoàng và anh Khiêm thu khoảng 150kg dế thịt, với giá bán dế thành phẩm 200 nghìn đồng/kg.
Ông Nguyễn Cao Thỏa, ở Thôn Đoài (xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội) quyết định bỏ vịt chuyển sang nuôi gà Ai Cập siêu trứng trên đệm lót sinh học. Cũng nhờ nuôi loài gà có bộ lông đỏm dáng này mà gia đình ông trở nên khá giả.
Trong những năm qua, nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã giúp cho nhiều hội viên, nông dân xây dựng các mô hình phát triển chăn nuôi, trồng trọt, góp phần giúp hội viên tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Quyết tâm theo nghề gia đình từ ngày xưa, ông Phạm Quang Tuyến ở xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) gầy dựng mô hình nuôi cá thác lác cườm và cá lóc theo hướng công nghiệp. Bên cạnh đó, từ năm 2009 tới nay, ông Phạm Quang Tuyến cũng dành tiền mua thức ăn để nuôi dưỡng đàn cá từ sông Tiền nhằm bảo tồn nguồn lợi thủy sản thiên nhiên.
Dù lợi nhuận mang lại không cao nhưng hiệu quả đạt được từ cây dưa chuột đã mang lại cho gia đình ông Bùi Văn Định, xóm Mớ Đồi (xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống. Ông Định trồng hơn nửa ha dưa chuột, hơn 30 ngày sau có trái, hái đến đâu thương lái đến mua hết.
Bà Ừng Thị Ngọc, chủ vườn ổi Ngọc với 1,5ha có 700 cây ổi Trân Châu Đài Loan ở xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Hiện, bình quân mỗi ngày bà Ngọc hái từ 1-2 tạ ổi, bán với giá 15.000-20.000 đồng/kg và luôn trong tình trạng lái khuân sạch, "cháy hàng".
Trên vùng đất trũng “chiêm khê, mùa úng” xã Yên Dương (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), anh Lê Hồng Dũng, 42 tuổi ở xóm Tây đã thành công với nghề nuôi ba ba gai. Nhờ nuôi loài ba ba “khổng lồ” này, gia đình anh Dũng có thêm thu nhập hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.
Nhiều hộ dân ở Cù Lao Dung (tỉnh tỉnh Sóc Trăng) đã thả nuôi cá bông lau trong ao đất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Lâm Thành Lâm ở ấp An Quới, xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung thả nuôi 4.000 con cá bông lau giống, năng suất đạt 15-17 tấn/ha, bình quân mỗi ký cá bông lau bán ra người nuôi cá lời 30 ngàn đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo