Tìm kiếm: mua-giống
Với cách làm “lấy ngắn nuôi dài”, đi chậm mà chắc, chàng thanh niên Trần Văn Hải đã tìm ra cho mình hướng phát triển kinh tế phù hợp. Hiện nay, anh đang từng bước xây dựng được một mô hình chăn nuôi tổng hợp và làm giàu trên quê hương mình.
Đoàn Thu Trà là tấm gương thanh niên điển hình nhạy bén với thời cuộc. Cô đã khởi nghiệp thành công từ nông nghiệp nhờ tận dụng lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Đồng thời cô còn ứng dụng công nghệ 4.0, nông nghiệp thông minh vào sản xuất.
Gà trống thiến có đặc điểm sức đề kháng cao hơn và chất lượng thịt cũng thơm ngon săn chắc hơn gà thịt. Nuôi gà trống thiến cũng tốn ít công chăm sóc hơn.
Chỉ nuôi hơn 100 con chim trĩ xanh thuần chủng nhưng mỗi năm có thể thu lãi trên 1 tỷ đồng từ việc bán con giống. Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Minh Tuệ, chủ trang trại chim trĩ xanh ở xã Giao Tiến (Giao Thủy, Nam Định) khi nói về kinh nghiệm nuôi loài quý hiếm này.
Dưa lưới giống Hà Lan hình tròn, vỏ vàng, thịt dày màu xanh, giòn, ngọt dịu, mang lại thu nhập cao.
Mô hình nuôi chồn hương ở vùng đất Mũi Cà Mau - nơi cực Nam Tổ quốc đang phát triển và nhân rộng. Chồn hương là loài động vật có giá trị kinh tế cao, nhờ có mô hình này mà nhiều hộ dân đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Mô hình nuôi cá chình với nguồn vốn 6 tỷ đồng của ông Lê Quảng Cao ở thị trấn Sịa (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) sắp cho thu hoạch, dự kiến vụ đầu tiên lãi 1 tỷ đồng.
Hiện đang là mùa mưa, đồng cỏ phát triển sau đợt khô hạn kéo dài, nông dân vùng miền núi tỉnh Phú Yên tập trung nuôi bò. Trong khi các giống bò lai sind khác phải nuôi đúng sức mới phát, thì bò lai 3B (Blanc Bleu Belge) nuôi lớn đến đâu bung đùi, đổ thịt đến đó nên nông dân chọn nuôi nhiều.
Mồng tơi là loài rau quá đỗi quen thuộc trong bữa cơm gia đình. Nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mỗi gia đình nên trồng một ít tại nhà để sử dụng nguồn rau mồng tơi lâu dài hơn. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi trồng loại rau này.
Đến Thôn 7, xã Đại Lào (TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) không khó để tìm đến nhà anh Minh - 'Triệu phú cam sành' là cái tên thân thương người dân địa phương thường gọi anh. Bởi anh chính là người đầu tiên đưa cây cam sành - đặc sản của miền Tây Nam Bộ về 'chinh phục' trên đất Đại Lào và đã thành công với nó.
Anh Hà Văn Đại, sinh năm 1981 là một trong những gương tiêu biểu của huyện Kon Plong (Kon Tum) trong quá trình khởi nghiệp. Bắt đầu từ hai bàn tay trắng, nay anh Đại đã có tổng diện tích ươm trồng gần 7ha các loại sâm dây, sâm đương quy và một số loại cây dược liệu khác cho thu nhập trên 800 triệu đồng mỗi năm.
Tuyến đường bê tông từ trung tâm xã Bản Qua (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) lên thôn Lùng Thàng dài chưa đầy chục cây số nhưng nhiều đoạn quanh co, chênh vênh ven sườn núi. Lần đầu đi trên đường hình con rồng lượn, nhiều đoạn làm chúng tôi thót tim. Ấy thế mà Tẩn Láo San cứ phóng vèo vèo, đi được một đoạn anh lại dừng xe chờ chúng tôi.
Sau nhiều năm bôn ba, anh Phạm Văn Nghĩa (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã quyết định trở về quê lập nghiệp. Năm 2009, anh mạnh dạn đấu thầu 8.000 m2 đất của địa phương ở vùng ven biển để đầu tư nuôi tôm. Đến năm 2017, nhận thấy nghề nuôi tôm khó khăn, anh Nghĩa đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích sang nuôi ốc hương.
Nhờ trồng bưởi da xanh VietGAP mà gia đình ông Trịnh Ngọc Trung (ấp Quới Lợi, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã 'đổi đời', thoát khỏi cảnh nghèo khó. Ba người con của ông đều được ăn học thành tài và đều là công chức, viên chức nhà nước.
Sau mấy năm nuôi tôm thất bát, anh Phạm Văn Nghĩa (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) chuyển qua nuôi ốc hương sạch cho hiệu quả kinh tế cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo