Tìm kiếm: mô-hình-trồng-trọt
Đông Sơn (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững. Song song với đẩy mạnh phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, Đông Sơn còn đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường nhằm gia tăng lợi ích kinh tế xã hội.
Nắm bắt được xu thế nhu cầu thị trường, Trạm Khuyến nông TP. Sóc Trăng đã xây dựng mô hình trồng ớt theo hướng an toàn, cung cấp đến người tiêu dùng. Để ớt đảm bảo đầu ra ổn định, đơn vị đã thực hiện trồng ớt trong nhà lưới, bước đầu đã tăng thêm thu nhập cho hộ dân canh tác.
Với sự hỗ trợ đắc lực từ Nhà nước trong Chương trình giảm nghèo 30a, những năm gần đây, bộ mặt nông thôn huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã có những thay đổi tích cực. Đời sống người dân dần được nâng cao.
Với đặc trưng huyện thuần nông, được quy hoạch là vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng của tỉnh, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) luôn xác định và từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
Những năm gần đây, người dân trên địa bàn xã Long Tân, huyện Đất Đỏ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chuyển đổi từ trồng tiêu sang trồng mít Thái, tre lấy măng, nhãn, bơ… kết hợp chăn nuôi dê, bò mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là hộ ông Lê Văn Vàng (ấp Tân Thuận) với mô hình trồng mít Thái...
Mới học hết phổ thông, chưa qua trường lớp nào, nhưng anh Nguyễn Văn Trung vẫn quyết tâm dấn thân vào làm nông nghiệp công nghệ cao cho thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm trên chính mảnh đất quê hương.
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (gọi tắt là chương trình OCOP), đang tạo ra nhiều sản phẩm nông sản chủ lực tiến tới xây dựng thương hiệu.
Mô hình chăn nuôi, trồng trọt khép kín của anh Nguyễn Công Vinh ở huyện Châu Thành, Tiền Giang cho thu lãi tới 500 triệu đồng/tháng.
Ông Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, thực hiện theo quy hoạch phát triển kinh tế trang trại trên vùng cát nội đồng, đến nay, huyện đã có 109 trang trại; doanh số bình quân vùng cát đạt 800 triệu đồng/trại/năm.
Men theo con đường đất đỏ, chúng tôi về xã biên giới Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh cách trung tâm hành chính tỉnh Bình Phước chừng 120 km, vào thăm vườn xoài Úc "khổng lồ" cứ ngỡ như lạc vào vườn “đào tiên”. Những quả xoài to tròn, đẹp trong cái nắng vào một ngày gần cuối tháng 5 ở vùng giáp biên giới Campuchia khiến ai cũng mê mẩn.
Trong những năm qua, nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã giúp cho nhiều hội viên, nông dân xây dựng các mô hình phát triển chăn nuôi, trồng trọt, góp phần giúp hội viên tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Trong những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) và các cấp hội, đoàn thể đã thực hiện ủy thác hiệu quả nhằm đưa nguồn vốn ưu đến hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhiều hộ vay vốn đầu tư trồng xoài Úc, xoài Đài Loan trở nên khá, giàu.
Có rất nhiều thanh niên ở huyện Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) “đánh liều” vay vốn ngân hàng để khởi nghiệp bằng các mô hình trồng rau sạch, sản xuất nấm các loại…và bước đầu đem lại những thành công ngoài mong đợi.
Ông Hồ Văn Nhiều, xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã chuyển từ nuôi cá thác lác cườm sang nuôi cá heo đuôi đỏ-loài cá đuôi đỏ và kêu éc éc rất dễ thương. Ông Nhiều và 2 người anh, em ruột khác nuôi 9 bè cá heo đuôi đỏ, tới thời kỳ xuất bán, có ngày thương lái xuống cân cả 100 ký cá với giá từ 280.000-300.000 đồng/ký.
Nhận thấy bất cập của việc sản xuất tập trung, chia đều lợi tức, Ban lãnh đạo HTX Hoa Sơn khoán trắng cho thành viên, thành viên phải chịu trách nhiệm về vốn, hàng hóa. Do vậy, thành viên hiểu được trách nhiệm khi được giao khoán, nâng cao được phương thức kinh doanh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo