Tìm kiếm: mô-hình-trồng

Nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, bà mẹ trẻ Dương Thị Thơm (SN 1991, phường Nghĩa Tân, TX. Gia Nghĩa) đã đầu tư, xây dựng một vườn hồng ngay trên mảnh đất của gia đình. Ngoài mục đích thỏa mãn đam mê, vườn hồng ngoại hơn 2.000 gốc còn giúp nữ nhân viên y tế dự phòng kiếm thêm thu nhập.
Hiện nay, nhiều gia đình ở thành phố dù diện tích sân vườn chật hẹp thế nhưng họ vẫn muốn trồng rau sạch tại nhà để đảm bảo được chất lượng. Xuất phát từ nhu cầu đó, một nhóm bạn trẻ đến từ Khoa Nông học, trường Đại học Nông lâm (Đại học Huế) đã nghĩ ra ý tưởng và nghiên cứu thành công hệ thống vườn treo trồng rau.
Những năm gần đây tại các địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang, nhiều bà con nông dân đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là mô hình trồng cam sành trên đất phèn của anh Huỳnh Công Chánh, 48 tuổi, ở ấp Tân Trung, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, được đánh giá là mô hình hiệu quả.
Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở xã vùng biên Thông Thụ phù hợp với việc sản xuất rau hàng hóa. Thế nhưng, để cây rau bén đất biên giới này, cán bộ Đồn biên phòng Thông Thụ mất không ít công sức bởi đồng bào Thái nơi đây không có thói quen ăn rau xanh.
Hiện nay, nhu cầu thưởng thức hoa của người dân ngày càng nhiều, đặc biệt là loại hoa hồng ngoại. Nhận thấy thị trường đầy tiềm năng của loại hoa này, chị Lê Thị Thanh Tuyền, ở ấp Thới Thuận, thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ chọn khởi nghiệp từ hoa hồng. Đây cũng là hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp đô thị ở vùng ven đô thành phố.
Những năm gần đây, huyện Châu Phú (An Giang) đang đẩy mạnh phát triển mô hình trồng nhãn xuồng theo hướng hữu cơ, chú trọng bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm, nhằm nâng cao sức cạnh tranh, giữ vững thị trường trong nước, đồng thời, mở cánh cửa xuất khẩu.

End of content

Không có tin nào tiếp theo