Tìm kiếm: mất-rừng

Năm 2014, cả nước có hơn 21.000 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Rừng toàn quốc đang bị khai thác cạn kiệt do công tác bảo vệ rừng chưa quyết liệt, thiếu các biện pháp đồng bộ tại các địa phương. Việc giữ rừng càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi nhiều cán bộ kiểm lâm đang tiếp tay cho việc phá rừng, tiêu thụ lâm sản trái phép, để dân lấn chiếm trái phép đất rừng…
Ngày 2-12, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đác Nông Ngô Xuân Lộc cho biết: Thường trực Tỉnh ủy Đác Nông vừa có ý kiến chỉ đạo Công an tỉnh điều tra làm rõ trách nhiệm của ông Trần Quyết Tâm, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Trường Xuân (gọi tắt Công ty lâm nghiệp Trường Xuân) và những cán bộ liên quan trong việc để mất hơn 3.500 ha rừng tự nhiên.
Với chủ trương của lãnh đạo tỉnh, diện tích sắn tại Đăk Lăk sẽ tăng lên ít nhất hàng chục nghìn ha, kéo theo nhiều hệ lụy. Viễn cảnh là "bội thực" nhà máy sắn, và theo đó rừng chắc chắn sẽ bị chặt phá đi nhiều hơn nữa để lấy đất trồng sắn.
Do buông lỏng quản lý, mất nhiều báo ít dẫn đến việc hơn 3.500 ha rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm. Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Trường Xuân (xã Trường Xuân, huyện Đắk Song, Đắk Nông), đang đối mặt với trách nhiệm pháp luật nghiêm khắc nhất.
Phá rừng làm thủy điện không trồng lại, dời dân đi nhưng không cấp đủ đất để tái định cư, vỡ đập vì xây chất lượng kém, xả lũ bất ngờ gây hại cho dân, không bù đủ nước cho hạ lưu… Rõ ràng, quản lý phát triển thủy điện đang có nhiều vấn đề. Dự án thủy điện bị phản đối ai cũng có lý để được ký thông qua nhưng khi có sự cố, gây ra hậu họa thì ai cũng có lý để từ chối trách nhiệm.
Quyết định tất cả dự án thủy điện phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ là một động thái hợp lý. Trước đây, quyết định loại bỏ hơn 400 dự án thủy điện trong cả nước là quyết định tôi cho là có trách nhiệm.

End of content

Không có tin nào tiếp theo