Tìm kiếm: mặt-hàng-nông-sản
DNVN - Thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang Singapore trong những năm qua còn gặp nhiều khó khăn, để cải thiện vấn đề này các doanh nghiệp Việt cần quan tâm sâu sắc tới yếu tố đạo đức và môi trường chứ không chỉ nhìn vào lợi nhuận ngắn hạn.
Mùa điều 2019 đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ nhưng giá thu mua vẫn đang ở mức thấp, giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
DNVN - Việc tiến hành khảo sát và xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường cần có đầu tư về kinh phí trong khi các doanh nghiệp của Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây chỉ là một trong nhiều khó khăn, rào cản mà các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang phải đối mặt trong việc xuất khẩu sang thị trường các nước CPTPP.
Thế mạnh hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là nông thủy sản, dệt may, da giày. Tuy nhiên, để xâm nhập được vào thị trường khó tính với hầu hết các nước giàu là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.
Đóng góp tới 2,8 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu 3,8 tỷ USD của ngành rau quả trong năm qua, Trung Quốc là thị trường trọng yếu, cần một sự đầu tư tổng lực của các doanh nghiệp trong nước để có thể vừa gia tăng được cả lượng lẫn chất.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra sâu rộng, công tác nghiên cứu, chọn tạo và bảo vệ tác quyền giống cây trồng đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, tạo nên sự hợp tác quốc tế trong bảo hộ giống cây trồng (BHGCT) và hình thành nên một hệ thống BHGCT hiệu quả.
Ông Trần Văn Chuyện – Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nói: “Giá lúa bắt đầu giảm là nông dân, DN kêu khó khăn ngay. Vì sao gió mới hiu hiu là nông dân trồng lúa, các DN xuất khẩu gạo ngã bệnh? Cần phải liên kết sản xuất, gắn liền với tiêu thụ thì mới mong xóa được chuyện “giải cứu” nông sản như thời gian qua”.
DNVN- Ngày 27/2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ ký kết hợp tác giữa Công ty cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Green Path (Hà Nội) với các hợp tác xã, tổ hợp tác xoài của tỉnh để xuất khẩu xoài sang thị trường Hoa Kỳ.
Do "bí" đầu ra nên mặc dù đã tới thời vụ thu hoạch, nhưng hơn 600 ha khoai lang Nhật của nông dân Gia Lai vẫn ế ẩm, bị mọc mầm, có nguy cơ bị bỏ thối.
Theo các cam kết của Nhật Bản tại Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), nước này cam kết xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực cho 78% kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
DNVN - Để đảm bảo nguồn cung sản phẩm nông sản không xảy ra tình trạng thiếu hàng trong dịp Tết Nguyên đán, ngành nông nghiệp TP.HCM đã chỉ đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất rau sạch đáp ứng nhu cầu thị trường và bình ổn giá.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn năm 2018 đạt 2,4 triệu tấn, với kim ngạch 958,4 triệu USD, giảm 3,8% về lượng và giảm 7,1% về giá trị so với năm 2017. Như vậy, sau nhiều năm sắn nằm trong câu lạc bộ tỷ đô, thì năm 2018 đã bị rời khỏi câu lạc bộ này.
Xây dựng thương hiệu đang là việc làm cấp bách và rất cần có một chiến lược dài hơi nhằm tạo dựng uy tín cho những mặt hàng chủ lực của đất nước.
Hiện mới chỉ có 8 sản phẩm hoa quả gồm: vải thiều, nhãn, thanh long, dưa hấu, chôm chôm, mít, xoài và chuối quả tươi nằm trong danh mục hàng được xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh.
Australia là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của Việt Nam. Nước này chi 600 tỷ USD/năm để nhập khẩu các loại hàng hóa trên thế giới. Trong đó, Việt Nam độc chiếm thị trường cá tra tại đây khi chiếm đến 98% sản lượng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo