Tìm kiếm: nợ công

Để tái cấu trúc đầu tư công cần giảm bớt sự tham lam trong việc đầu tư khu vực nhà nước đi, đồng thời tạo cơ chế để cho khu vực tư nhân có thể phát triển. Phải áp dụng cơ chế thị trường buộc các doanh nghiệp nhà nước khi làm các dự án phải tính toán trên cơ sở mục tiêu lợi nhuận và đầy đủ hiệu quả kinh tế. Phải chấp nhận lời ăn, lỗ chịu chứ không phải như cách hiện nay các DNNN lời thì bỏ túi, lỗ thì đẩy gánh nặng cho xã hội phải chịu.
Uớc tính đến hết năm 2012, tổng nợ công của Việt Nam khoảng 55,4% GDP. Tuy nhiên nếu tính cả khoản nợ nước ngoài của khu vực doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước - DNNN) không được Chính phủ bảo lãnh, nợ bằng trái phiếu trong nước không được Chính phủ bảo lãnh khác của DNNN thì nợ công của Việt Nam có thể lên đến khoảng 95% GDP, vượt xa ngưỡng an toàn (60% GDP).
"Cơ quan Nhà nước tại các địa phương đã tung ra kế hoạch không chuẩn xác, không có cơ sở, không theo lộ trình. Từ đó đã dẫn đến việc hàng loạt doanh nghiệp chạy theo tranh giành dự án, còn ngân hàng thì tin tưởng cho vay. Tiền của doanh nghiệp bỏ ra xây dựng là thật, nhưng chi ra một núi lại không thu hồi được nên chính Nhà nước đã làm cho doanh nghiệp phá sản..." - TS. Cao Sỹ Kiêm nhận xét.
Trước tình hình hụt thu ngân sách, Chính phủ đã đề xuất với Quốc hội về việc tăng bội chi, theo đó nâng mức bội chi từ 4,8 lên 5,3% GDP. Tuy nhiên, nhiều ĐBQH cho rằng, nếu thông qua đề nghị nới trần bội chi của Chính phủ thì Quốc hội cũng phải kiểm soát được số tiền ấy dùng cụ thể vào các dự án nào, hiệu quả ra sao, và phải gắn trách nhiệm cá nhân, tập thể trong việc sử dụng vốn ngân sách.
Sau hàng loạt bài viết tìm địa chỉ trách nhiệm vụ thẩm mỹ viện Cát Tường vứt xác phi tang bệnh nhân, bạn đọc đã gửi hàng nghìn phản hồi tới Báo Đất Việt. Có rất nhiều ý kiến trái chiều, có độc giả cho rằng đại diện của Sở Y tế nói đúng nhưng ngược lại cũng có rất nhiều ý kiến phản đối.
Hàng loạt vấn đề về kinh tế sẽ được đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, khai mạc vào đầu tuần tới. Đánh giá những mặt làm được và chưa làm được, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ông Phùng Quốc Hiển đã chỉ ra nhiều hạn chế cần phải khắc phục để thực hiện nốt 2 năm còn lại của giai đoạn 2011 - 2015.

End of content

Không có tin nào tiếp theo