Tìm kiếm: nguồn-cung-thực-phẩm
DNVN - Để đưa lương thực, thực phẩm tiếp cận người dân tốt hơn, UBND TP Hồ Chí Minh giao Sở Công Thương thành phố theo dõi, hướng dẫn UBND TP Thủ Đức và UBND các quận, huyện xây dựng phương án tổ chức hoạt động trở lại trong điều kiện an toàn đối với các chợ truyền thống trên địa bàn và các điểm bán lương thực thực phẩm thiết yếu.
DNVN – Theo đánh giá chung, hiện nhu cầu sản xuất và khả năng cung ứng các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Theo Sở NN-PTNT Hà Nội, khó khăn chủ yếu đối với nguồn cung các sản phẩm nông sản hàng hóa thực phẩm chủ yếu ở khâu lưu thông, vận chuyển hàng hóa.
Việc áp dụng phương thức “3 tại chỗ” để phòng chống dịch COVID-19 đợt 4 sẽ phần nào giúp duy trì sản xuất cho các doanh nghiệp trong “vùng dịch” ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam. Tuy nhiên, thế khó của doanh nghiệp vẫn rất lớn nếu kéo dài phương thức này, cũng như lo lắng hàng hóa “nằm tại chỗ” ...
DNVN - Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản về việc bố trí địa điểm và chuẩn bị tổ chức điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa tại chợ đầu mối Hóc Môn gửi đến UBND huyện Hóc Môn và Công ty Quản lý và kinh doanh chợ đầu mối Hóc Môn.
Những ngày đầu TP Hồ Chí Minh thực hiện cách giãn theo Chỉ thị 16, nguồn hàng tiêu dùng, thực phẩm thiết yếu có lúc, có nơi thiếu cục bộ và có trường hợp tiểu thương đẩy giá tăng cao.
DNVN - Bằng cách kết nối trực tiếp với các hợp tác xã tại các địa phương lân cận, Sendo đảm bảo cung ứng qua kênh online hàng trăm tấn thực phẩm tươi sống cho TP.HCM mà không cần thông qua chợ đầu mối. Đây là lần đầu tiên Sendo có một chương trình bán hàng tươi sống với quy mô chủng loại hàng hóa lớn như vậy.
DNVN - AED, Agrotrade, ITPC-VCA và Grab Việt Nam cam kết cùng hợp tác hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam.
DNVN - Sau Tết Tân Sửu, lượng khách mua hàng chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng chính như: Rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống và một số đồ phục vụ cúng lễ hóa vàng theo phong tục truyền thống tại các gia đình, đặc biệt giá thịt lợn giảm sâu bắt đầu ngày mùng 4 Tết đến nay.
DNVN - Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại một số tỉnh, thành trong giai đoạn giáp Tết, sức mua tổng thể của cả nước dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021 chỉ tăng từ 3-5% so với tháng thường và tăng 7-10% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả không có nhiều biến động...
DNVN – Theo Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng, với việc duy trì ổn định đàn gia súc, gia cầm, tình hình tái đàn lợn đạt kết quả tốt và tình hình dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, thị trường về cơ bản ổn định, cân đối cung – cầu đảm bảo, đến thời điểm này có thể cam kết đủ nguồn cung và giá thịt lợn sẽ tăng nhưng không đột biến.
Ngày 7/10, giá lợn hơi tại nhiều địa phương đã giảm từ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Mức này nối tiếp mạch giảm của những ngày trước tại nhiều tỉnh thành phía Bắc.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhận định phải mất 6 tháng thì mới có đủ lượng lợn giống xuất ra ngoài, do đó giá lợn giống giảm sẽ có độ trễ hơn so với giảm giá lợn hơi.
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, 8 tháng năm 2020, ngành nông nghiệp xuất siêu khoảng 6,2 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch tái đàn cụ thể, tổ chức chăn nuôi lợn theo từng vùng, từng khu vực chăn nuôi (doanh nghiệp, hộ gia đình) với lộ trình cụ thể, thời gian theo từng tháng để sớm đảm bảo nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu trong nước ngay đầu quý III.
Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương thực hiện đồng bộ các giải pháp để sớm đưa giá lợn hơi giảm về mức khoảng 60.000 đồng/kg phấn đấu ngay trong tháng 4, đầu tháng 5 gắn với việc bảo đảm lợi ích hợp lý, hài hòa giữa người sản xuất, khâu lưu thông phân phối và người tiêu dùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo