Tìm kiếm: ngành-Khoa-học

Việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học tại các trường đại học đang bị lấn át bởi hoạt động giảng dạy, kinh phí cho nghiên cứu khoa học cũng thua xa so với các viện nghiên cứu, cùng với thiết bị thí nghiệm lạc hậu... Đây là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số sáng chế, tiến bộ kỹ thuật xuất phát từ trường đại học ở nước ta hiện khá thấp.
Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính mạnh mẽ làm cho trái đất nóng dần theo từng năm hiện nay đã gây ảnh hưởng đến sự sống của con người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính vì thế, các quốc gia đã có rất nhiều dự án bảo tồn nguồn tài nguyên hoặc sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo để bảo vệ thế giới và bảo vệ sự sống của con người.
Không ngoài dự báo, nhiều ngành khối C tiếp tục “ế”, rõ nét nhất là các ngành của khối sư phạm, khoa học xã hội và nhân văn. Có ngành thí sinh thi ít hơn chỉ tiêu.
Những năm gần đây, khi mà khối ngành xã hội có nguy cơ… biến mất, thí sinh có tâm lý ngày càng không mặn mà với khối ngành xã hội, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, cần phải có những thay đổi mang tính hệ thống và đặc biệt là giải quyết được “bài toán” đầu ra cho sinh viên.
Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh tuyên bố tạm dừng tuyển sinh mới chương trình kỹ sư, cử nhân tài năng khi đề án này mới trải qua được một nửa chặng đường (2002 - 2020). Điều này cho thấy sự lúng túng trong đào tạo và sử dụng người tài.
Nhiều ngành trong diện “cảnh báo sớm” và nhiều ngành được khẳng định đã rơi vào “khủng hoảng thừa” khi người tốt nghiệp không có việc làm mà thí sinh và cả các trường vẫn nháo nhào đòi đăng ký tuyển sinh.
Theo GS-TS Mai Trọng Nhuận, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, nhiều năm trở lại đây, thí sinh có xu hướng không muốn dự thi vào học các ngành khoa học cơ bản hoặc một số ngành kỹ thuật, ngành không hot.

End of content

Không có tin nào tiếp theo