Tìm kiếm: ngành-gỗ

Các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tại Việt Nam phải nhập khối lượng lớn ván nguyên liệu từ Trung Quốc. Dịch Covid-19 đã làm cho nguồn cung này đang bị dừng lại, trong khi lượng hàng đã nhập trước đó chỉ đủ cho sản xuất trong khoảng 2 tháng nữa.
Trong năm vừa qua ngành nông nghiệp đã chịu tổn thất rất lớn từ thiên tai và dịch bệnh. Tuy nhiên, lĩnh vực lâm nghiệp lại nổi lên như một điểm sáng khi xuất khẩu cán đích 11,3 tỷ USD, tăng trưởng 5% trong khi toàn ngành nông nghiệp chỉ tăng trưởng hơn 2%.
Trong năm 2019 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhờ tận dụng tốt cơ hội từ các thị trường xuất khẩu chính. Đây là nền tảng thúc đẩy ngành gỗ của Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu trong năm 2020 đạt 12 tỷ USD.
Cơ hội từ Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) rất lớn với những ưu đãi thuế quan, giúp doanh nghiệp (DN) mở rộng cơ hội xuất khẩu sang nhiều thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, còn phụ thuộc rất nhiều vào sự thích nghi, chủ động của từng DN.
DNVN - Ngành chế biến gỗ đạt mức tăng trưởng hàng năm tới 18%, vị thế xuất khẩu chế biến gỗ Việt Nam hiện đứng số 1 Đông Nam Á, số 2 châu Á và thứ 5 thế giới. Tương lai ngành chế biến gỗ có thể tự tin ở ngôi vị số 2 thế giới trong vòng 5 năm tới. Song ngành này đang đứng trước khó khăn thiếu nguồn nguyên liệu và nhân lực tốt.
Từ ngày 14/1/2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam. Sau gần 1 năm tham gia hiệp định, theo nhận định của các chuyên gia, CPTPP bước đầu đã có những tác động tích cực.

End of content

Không có tin nào tiếp theo