Tìm kiếm: nhà-ở-quốc-gia
Từng được kỳ vọng tạo “cú huých” thanh khoản cho thị trường bất động sản, nhưng việc giải ngân quá chậm gói tín dụng 30.000 tỷ đồng khiến Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phải tính đến chuyện điều chỉnh cơ chế giải ngân gói tín dụng này.
Tư lệnh ngành xây dựng cho biết đã gắn việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS) với việc thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt là phát triển nhà ở xã hội.
Năm thứ hai trong vai trò đảm nhiệm chiếc ghế nóng tại Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng có lẽ đã để lại khá nhiều dấu ấn, cho dù với đông đảo người dân, ông không hẳn là vị bộ trưởng được nhớ tới với những phát ngôn đình đám.
Tình hình thị trường bất động sản nói chung và thị trường nhà ở nói riêng đã có phản ứng tích cực, Bộ Xây dựng báo cáo Quốc hội tình hình thực hiện nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn các vấn đề thuộc Bộ phụ trách.
Chỉ đạo tại cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản (kỳ họp thứ XI) diễn ra tại Bộ Xây dựng ngày 9/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cho biết thời gian tới cần tập trung phát triển thị trường nhà ở cho thuê.
Theo dự kiến, sắp tới đây, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam sẽ được ra mắt. Sự ra đời của ngân hàng này giúp thị trường bất động sản có thêm một kênh huy động vốn hiệu quả.
Có một thực tế không thể phủ nhận là thị trường bất động sản Việt Nam đang ở giai đoạn rất khó khăn với sức mua thấp, thanh khoản không cao, tồn kho lớn và nợ xấu đáng kể. Tuy nhiên, trong tình hình chung đó vẫn le lói đốm sáng của các doanh nghiệp bán được bất động sản với tốc độ tuy có chậm hơn nhưng vẫn duy trì sự phát triển đều đặn.
Doanh nghiệp chờ chính sách mới, khách hàng chờ giá giảm thêm, nhà đầu tư chờ thị trường khởi sắc mới trở lại.... làm địa ốc vốn khó khăn càng thêm trì trệ.
Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tại cuộc họp lần thứ 10 của Ban chỉ đạo.
(DNHN) Mặc dù dư nợ tín dụng bất động sản đã tăng và dòng vốn khu vực này được “khơi thông” hơn so với thời điểm thắt chặt tín dụng của năm 2011, nhưng vẫn chưa giúp thị trường nhạy cảm này bớt khó khăn.
Trao đổi với báo giới, ông Trần Văn Tần, Trưởng phòng Tín dụng, Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cho rằng: Sự phục hồi và phát triển ổn định của thị trường bất động sản có tác động tích cực đến nền kinh tế.
Đang có một nghịch lý là nhiều dự án bất động sản vẫn nằm đìu hiu, thì gần nửa triệu công chức, người lao động trên địa bàn Hà Nội vẫn không có cơ hội để sở hữu nhà ở.
Chỉ 5% dân số Hà Nội đủ tiền mua nhà đất, 95% dân Thủ đô, với GDP bình quân xấp xỉ 2.000 USD, gấp rưỡi GDP bình quân chung cả nước vẫn không mua nổi nhà. Đó là một nội dung đặc biệt được quan tâm trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới vừa công bố.
Thị trường nhà ở cho thuê được xem là rất lớn ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh nhưng lâu nay vẫn phó mặc hoàn toàn cho người dân “tự sản, tự tiêu”. Hiện nay, Hà Nội mới có duy nhất một dự án nhà cho thuê do ngân sách Nhà nước bỏ vốn đầu tư 515 căn hộ.
Thị trường bất động sản nói chung, thị trường nhà ở, đất ở nói riêng trong thời gian qua biến động phức tạp, giá tăng cao, vượt quá khả năng về tài chính của một bộ phận lớn dân cư dẫn đến sức ép về nhà ở ngày càng tăng, nhất là nhà ở tại đô thị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo