Tìm kiếm: nhập-khẩu-của-Việt-Nam
DNVN - Ngày 11/5 tại Đà Nẵng, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh, thành miền Trung – Tây Nguyên tổ chức hội nghị kết nối giao thương giữa các nhà cung cấp tại khu vực với các doanh nghiệp xuất khẩu, tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.
DNVN - Trong 4 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tới hầu hết các thị trường, đối tác thương mại lớn đều giảm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam giảm 21% so với cùng kỳ. Các thị trường Trung Quốc, EU, Hàn Quốc lần lượt giảm 7,9%, 1,3% và 6,9%...
DNVN - Theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, không quốc gia nào thuận như Việt Nam, nhưng cũng ít quốc gia nào chịu thách thức lớn như nước ta. Do đó, phải nhận diện, đánh giá đúng đắn cả thời cơ và thách thức để khai thác tiềm năng, lợi thế trong hoạt động thương mại song phương.
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 4/2023 (từ 1 - 15/4) đạt 26,08 tỷ USD, giảm 15,3% (tương ứng giảm 4,71 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 3/2023.
DNVN - Tính đến hết năm 2022, quy mô thương mại giữa Việt Nam – Úc đạt 15,7 tỷ USD, tăng 26,9% so với năm 2021. Úc là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam.
DNVN - Theo ông Lê Hoàng Tài - Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (XTTM - Bộ Công Thương), dù hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) những năm gần đây ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nhau.
DNVN - Sau khi tuyên bố kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel (VIFTA), Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị hai bên tăng cường phối hợp để cùng tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hợp tác thương mại...
DNVN - Trung Quốc không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Cùng với đó, yêu cầu về chất lượng hàng hóa nhập khẩu cũng không ngừng được nâng cao. Do đó, tốc độ đào thải khỏi thị trường Trung Quốc là tương đối cao nếu như doanh nghiệp không đáp ứng được những yêu cầu ngày một nâng cao của thị trường.
DNVN - Với nhiều kinh nghiệm về chế biến, xuất khẩu thủy sản và sở hữu công nghệ hiện đại trong chế biến sản phẩm thủy sản, doanh nghiệp Việt Nam nên mạnh dạn nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư hoặc mở nhà máy chế biến thủy sản tại Ấn Độ.
DNVN - Trong thế giới "đa cực" với nhiều biến động khó lường, bản thân các doanh nghiệp (DN) phải có các bước chuẩn bị tương ứng, trong đó các mô hình kinh doanh mới, đặc biệt là thương mại điện tử (TMĐT) cần được áp dụng nhiều hơn. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu giúp DN tiết giảm chi phí để vượt qua khó khăn hiện nay.
Trong kỳ I tháng 2/2023 (từ 1 - 15/2), tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 13,44 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư với con số xuất siêu 1,07 tỷ USD.
DNVN - Tỉnh Vân Nam cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, thủy sản có thế mạnh sang thị trường Trung Quốc bằng hình thức chính ngạch, đặc biệt là các sản phẩm như sầu riêng, khoai lang tím, yến sào.
DNVN - Nhân chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ngày 9/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Lao động kiêm Bộ trưởng thứ hai Bộ Công Thương Singapore Tan See Leng đã trao đổi Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác kinh tế và thương mại.
Trong giai đoạn đến năm 2025, theo Chiến lược xuất - nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng xuất- nhập khẩu bình quân năm 7-9%. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất- nhập khẩu đạt 731 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng khá cao này, tổng kim ngạch xuất- nhập khẩu có thể đạt 1.000 tỷ USD năm 2025.
Theo Tổng cục Hải quan, số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 1/2023 đạt 24.852 tỷ đồng, đạt 5,8% so với dự toán (dự toán 425.000 tỷ đồng), giảm 42,3% so với cùng kỳ năm 2022.
End of content
Không có tin nào tiếp theo