Tìm kiếm: nhân-rộng-mô-hình
Tận dụng không gian trên tầng 2 của ngôi nhà, chị Quách Thị Duyên (Sn 1983, trú tại Tiểu khu 3, Tổ dân phố Hưng Nhân, phường Sông Trí, Thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đã đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi 700 cặp bồ câu Pháp. Nhờ nuôi loài chim này mỗi tháng chị bỏ túi hơn 25 triệu đồng.
Xây dựng nông thôn mới (NTM) theo hướng "3 tập trung, 4 trụ cột, 5 điểm nhấn" là cách làm mang bản sắc riêng của huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội cần được nhân rộng hơn tại các xã, huyện của Thủ đô.
Với quyết tâm phải làm ra sản phẩm nông nghiệp sạch, anh Bùi Văn Chung, xóm 5, thôn Bài Lâm Thượng, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa , thành phố Hà Nội đã rời phố để về quê lập nghiệp và theo đuổi đam mê với mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính theo công nghệ cao.
Mới thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 8/2018, nhưng mô hình trồng nấm bào ngư của HTX nuôi trồng nấm bào ngư Tân Giao (xã Láng Lớn, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã mang lại nguồn thu nhập khá và ổn định cho các thành viên. HTX đang tính chuyện mở rộng quy mô sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế của mô hình này.
Học theo tư tưởng của Bác Hồ về “Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm”, anh Mai Văn Họp (xã Hiếu Nghĩa, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) đã từng bước vươn lên làm giàu với mô hình chăn nuôi tổng hợp độc đáo (nuôi ba ba kết hợp với rắn ri voi).
DNVN - Nếu năm 2018 Nông dược HAI lỗ tới 71 tỷ đồng thì sang năm 2019 Công ty đặt kế hoạch lội ngược dòng lãi 96 tỷ đồng.
Một trong những lý do để thôn Nấm Chanh, xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần (Hà Giang) nuôi được cá chép trong ruộng bậc thang rất cao là ở đây người dân không sử dụng thuốc trừ cỏ trong sản xuất nông nghiệp...Việc nuôi cá chép trong ruộng lúa bậc thang mang lại lợi ích "kép".
Đến thăm mô hình chăn nuôi thỏ của gia đình anh Trần Ngọc Dư ở thôn Trại Phong, xã Bảo Thuận, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi được tận mắt chứng kiến đàn thỏ khỏe mạnh với đủ loại màu sắc và kích cỡ. Đặc biệt, loại lá anh Dư hay cho thỏ ăn là lá vông vốn là 1 loài cây mọc hoang dại.
Trong Ngày hội STEM 2019 được tổ chức ngày 19/5 tại ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học QG HN, Công ty Cổ phần công nghệ DTT cho ra mắt STEMUP (phiên bản Open Beta) - ứng dụng AI dành cho thiết bị di động hỗ trợ phụ huynh học cùng con bằng cách giao các hoạt động học tập giáo dục STEM ngắn được cá nhân hóa tự động đề xuất cho mỗi học sinh.
Với kiến thức có được tại trường đại học Kiến Trúc Hà Nội, cùng với niềm đam mê và khát vọng làm giàu, chàng kiến trúc sư trẻ Nguyễn Văn Hà (SN 1991) trú ở xóm 13, xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã vượt qua nhiều thử thách để trở thành ông chủ của cơ sở chế tác gỗ lũa, hàng năm lãi ròng gần 400 triệu đồng/ năm.
Dương Hữu Thoại (ấp Đông Huề, xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) đã tìm tòi, nghiên cứu và thành công với mô hình nuôi ruồi lính đen. Vòng đời phát triển của ruồi lính đen khoảng 30 – 45 ngày. Hiện ông Thoại bán nhộng ruồi đen với giá 20.000 đồng/ký, còn trứng ruồi đen ông bán với giá lên tới 15 triệu đồng/ký.
Trong vườn lan của anh gồm nhiều loại lan có giá trị cao như lan đột biến năm cánh trắng, hoàng nhạn đột biến (Thái Lan), Dylinh (Lâm Đồng), phi điệp, giả hạc lào, hồng xòe, kiều tím… với giá trị có loại lên tới 9 triệu/cm.
Thời gian gần đây do sản lượng lươn thiên nhiên không còn nhiều nên người nuôi lươn ở thị xã Long Mỹ đã dần chuyển sang nuôi lươn thương phẩm không bùn. Điển hình như hộ anh Trần Văn Tân ở ấp 5, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ (Hậu Giang).
Tuyên Quang có điều kiện tự nhiên lý tưởng để các loài cá anh vũ, dầm xanh, lăng, chiên và cá bỗng được dân gian xưng tụng “ngũ quý hà thủy” sinh sống. Loài cá xưa dùng để tiến vua nay được các địa phương phát triển diện rộng.
Dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao, chi phí đầu tư không tốn kém, mô hình nuôi dê không chăn thả (nuôi dê nhốt chuồng) đang được người dân ấp Phong Phú, xã Long Phước, TP. Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) đầu tư phát triển và nhân rộng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo