Tìm kiếm: nhóm-nợ

Trả lời luôn kiến nghị của lãnh đạo ngân hàng MB và VietinBank về việc hoãn thời gian thực hiện Thông tư 02, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nêu định hướng: “Thông tư 02 là tiếp cận dần các chuẩn mực quốc tế, nếu chậm lại thì kéo dài tiếp tình trạng chưa mạnh”.
Có cả một năm rưỡi để chuẩn bị, vẫn còn 6 tháng nữa mới áp dụng, song một loạt lãnh đạo các ngân hàng cùng lên tiếng đề nghị tiếp tục hoãn áp dụng Thông tư 02 sau mốc hẹn 1/6/2014. Vì sao thông tư này “đáng sợ” đến vậy?
Có cả một năm rưỡi để chuẩn bị, vẫn còn 6 tháng nữa mới áp dụng, song một loạt lãnh đạo các ngân hàng cùng lên tiếng đề nghị tiếp tục hoãn áp dụng Thông tư 02 sau mốc hẹn 1/6/2014. Vì sao thông tư này “đáng sợ” đến vậy?
Tính đến 12/12/2013, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế chỉ đạt 8,83% so với cuối năm 2012. Tuy nhiên, theo quy luật thông thường, tháng cuối năm đều có mức tăng trưởng 3% thì tăng trưởng tín dụng cả năm sẽ đạt trên 9% và trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì đây là chuyển biến tích cực.
Như chúng tôi đã đề cập ở bài viết “Nợ xấu ngân hàng trốn đi đâu?”, nếu nhìn vào báo cáo tài chính thì hầu hết các ngân hàng thương mại đều có tỷ lệ nợ xấu “đẹp”, dưới 3%. Tuy nhiên, mức độ tin cậy nói chung chưa hẳn đã được đầy đủ.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu-chuyên gia kinh tế và tài chính ngân hàng, để quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn thì còn rất nhiều việc phải làm, trong đó xử lý nợ xấu, điều chỉnh dòng vốn đầu tư, cải tiến mô hình kinh doanh và đổi mới phương thức quản trị là những vấn đề cốt lõi.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội vừa đưa ra bản thông tin chi tiết về tình hình hoạt động của ngân hàng này sau một năm sáp nhập (28/8/2012-28/8/2013). Theo báo cáo của SHB, đến 30/6/2013 tỷ lệ nợ xấu của SHB là 9,04%/tổng dư nợ, cao hơn 0,24% so với thời điểm cuối năm 2012. Các chi nhánh, phòng giao dịch của HBB cũ đã kinh doanh có lãi.

End of content

Không có tin nào tiếp theo