Tìm kiếm: nhập-khẩu-gạo
Dịch Covid-19 khiến giá gạo tăng trên khắp các thị trường, lên mức cao chót vót. Trung Quốc đang khuyến khích trồng trở lại 2 vụ lúa/năm, Việt Nam được lợi thế trúng mùa lớn chưa từng có, nông dân lãi đậm.
Thông thường, diễn biến giá gạo tăng - giảm được điều chỉnh theo quý, nhưng từ sau Tết Nguyên đán, giá gạo liên tục tăng mạnh, được điều chỉnh theo tuần là điều hiếm có.
Ngành lúa gạo Việt Nam đang có nhiều lợi thế về xuất khẩu gạo nhưng để giữ đà tăng trưởng này trong thời gian tới không hề dễ, nhất là trong bối cảnh vẫn mạnh ai nấy làm, giá trị xuất khẩu thấp.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Senegal tăng mạnh so với năm 2018, đạt 96.665 tấn, kim ngạch đạt 32.620.273 USD, tăng 13,1 lần về lượng và gấp 10,2 lần về giá trị.
Gạo Việt Nam xuất khẩu đang có nhiều thuận lợi do nhu cầu dự trữ gạo tại các nước, đặc biệt là Trung Quốc sẽ tăng lên bởi dịch bệnh, đồng thời giá xuất khẩu đang có lợi thế cạnh tranh với 2 đối thủ lớn là Thái Lan và Ấn Độ để giành thị phần tại những thị trường lớn, trong khi nguồn cung gạo thế giới dự báo sụt giảm.
Quyết tâm tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu gạo, kể từ khi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu lực, thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP trước đó, đã có 182 thương nhân được Bộ Công Thương cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Dự báo những khó khăn về xuất khẩu gạo Việt trong năm 2019 sẽ còn “đeo bám” sang năm 2020, điều này đặt ra yêu cầu mạnh mẽ hơn trong nâng cao chất lượng, nâng cao giá trị hạt gạo và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Là nước xuất khẩu gạo lớn nhưng Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn tại nhiều thị trường, đặc biệt là Trung Quốc, dẫn tới 10 tháng xuất khẩu gạo đã “bốc hơi” gần 10% giá trị. Trong bối cảnh này, nhiều doanh nghiệp gạo cũng bị ảnh hướng đến tình hình kinh doanh và tài chính.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết ngành lúa gạo đang gặp nhiều khó khăn nhưng đã chủ động dịch chuyển, mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng.
Để có thể đưa được gạo sang thị trường vốn đòi hỏi rất khắt khe như Hồng Kông, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần chú ý khâu chế biến, quản lý chất lượng sản phẩm cũng như các quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng nhẹ do nguồn cung lúa hàng hóa đang bị thu hẹp với phần lớn diện tích lúa Thu Đông ở khu vực ĐBSCL đã được thu hoạch và tiêu thụ hết. Đồng thời, thị trường xuất khẩu gạo có nhiều tín hiệu tốt.
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu (XK) gạo của Việt Nam đối diện không ít khó khăn, điển hình nhất là sự sụt giảm mạnh tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ hội lại được mở ra ở những thị trường mới.
Một số nước trong khu vực hiện đẩy mạnh tự cung tự cấp gạo, thậm chí còn sản xuất dư thừa để xuất khẩu, do đó thị trường gạo Việt càng ngày càng bị thu hẹp.
Mục tiêu xuất khẩu gạo của Thái Lan khó đạt vì tỷ giá đồng bạt tăng mạnh làm suy yếu khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
DNVN - Báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, trong năm 1998, Việt Nam đã tiếp nhận từ Triều Tiên 25 tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-6.
End of content
Không có tin nào tiếp theo