Tìm kiếm: nông-dân-sản-xuất
Nhãn xuồng tuy thưa trái, sản lượng không cao bằng các loại khác nhưng cơm dầy, ráo nước, ngọt thanh, nhẹ nên được nhiều người ưa chuộng.
Nửa đầu năm 2019, Trung Quốc, Indonesia và Bangladesh - 3 thị trường nhập khẩu gạo lớn đều giảm lượng nhập hàng. Nhiều chuyên gia lo ngại tình trạng này có thể kéo dài đến cuối năm, làm cho việc xuất khẩu gạo của 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu là Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam rơi vào tình cảnh trầm lắng.
Nhờ mô hình nuôi chồn hương thương phẩm, ông Võ Văn Tiến ở xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Với mô hình kinh tế tổng hợp: nuôi ong, gia cầm, trồng cây ăn quả và trồng rừng, gia đình lão nông ở Sơn La đã thu gần 200 triệu đồng/năm.
Chỉ trong vòng 20 ngày cuối tháng 6, tăng trưởng tín dụng đạt mức kỷ lục, lên đến 1,58% – gấp đôi mức tăng trưởng tín dụng của hai tháng đầu năm.
Đã đến lúc, Việt Nam phải đẩy mạnh chuỗi liên kết lúa gạo để gia tăng giá trị xuất khẩu, đồng thời cơ cấu lại diện tích sản xuất lúa gạo hàng hóa.
Trở về tay trắng sau một thời lầm lỡ, vợ chồng ông Lường Văn Tiếng và bà Lò Thị Phương, người dân tộc Thái, bản Sài Lương (xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã rứt bỏ qúa khứ lỗi lầm, làm lại cuộc đời. Ít ai nghĩ rằng sau hoàn lương vợ chồng ông đã trở thành tấm gương vượt khó, làm kinh tế giỏi, được bà con dân bản học theo.
Từ một lần tình cờ cấy thử nghiệm giống lúa quý, cựu chiến binh xứ Đồng Tháp đã quyết định tìm cách nâng tầm cho giống của quê hương. Không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình, cơ sở sản xuất của ông Lê Văn Đấu còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Ông Trương Văn Lay (thôn Bình Lập, xã Cam Lập, TP.Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) không chỉ là nông dân nuôi tôm hùm giỏi mà còn là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân tận tâm với công việc của Hội, có trách nhiệm cao với cộng đồng.
Mô hình trồng sầu riêng trên đất cằn sỏi đá của gia đình ông Mai Văn Khang (thôn Cam Khánh, xã Sơn Lâm, Khánh Sơn đã mang lại hiệu quả bất ngờ, doanh thu 2,4 tỷ đồng, trừ chi phí lãi từ 1,7 - 1,8 tỷ đồng/năm.
Những năm qua, Hội Nông dân (ND) huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh, trong đó có nguồn vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân. Chính vì vậy, trên địa bàn Tam Dương, nhiều hội viên nông dân được hỗ trợ thoát nghèo, số hội viên sản xuất, kinh doanh giỏi ngày càng tăng.
Khởi đầu từ việc nuôi bò, đến nay, ông ông Huỳnh Văn Đẹt ở xã An Định (huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre) đã có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Liên kết chuỗi đang là một trong các giải pháp giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác cũng như tư duy để sản xuất ra sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ông Lê Văn Nuôi (65 tuổi), ở xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam là thương binh, 2 lần được trao tặng danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mỹ". Trở về với thời bình, vượt lên thương tật do bom đạn chiến tranh, ông đã xây dựng cho mình một cơ ngơi bạc tỷ, dựng được nhà lầu khang trang to đẹp nhờ mô hình nuôi cá nước ngọt.
Ông Nguyễn Trọng Trinh, xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) từ Tết Nguyên đán đến nay sống khỏe nhờ vườn đu đủ. Vườn đu đủ của ông Trinh ai đi qua cũng phải đứng lại ngắm nhìn bởi những cây đu đủ "mang nặng đẻ đau", ra chi chít trái và có những trái được người dân khen là "khổng lồ".
End of content
Không có tin nào tiếp theo